Nạn phá rừng đóng góp 10% vào sự phát thải các bon toàn cầu

0
178

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí Science cho hay: Nạn phá rừng nhiệt đới ước tính có khoảng 10% của lượng phát thải các bon toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2000-2005, một tỉ lệ nhỏ hơn đáng kể so với với ước tính trước đó.

Biểu đồ các nước có diện tích mất rừng cao nhất từ 2000-2005 theo nghiên cứu và số liệu mới nhất từ FAO

Các tác giả đứng đầu là ông Nancy Harris từ Arlington, VA-based Winrock International và bao gồm cả các nhà khoa học từ Ban Ứng dụng Giải pháp Địa lí thuộc Phòng nghiên cứu phản lực của NASA và Đại học Maryland- đã phân tích lượng lưu trữ các bon và lớp che phủ rừng nhiệt đới dựa trên vệ tinh. Không giống như những ước tính về phát thải do nạn phá rừng khác, nhóm nghiên cứu đã không dựa vào dữ liệu từ Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), vốn được coi là ngồn dữ liệu thống kê chuẩn về mất rừng nhưng lại bị ảnh hưởng bởi nguồn thông tin kém chất lượng từ một số quốc gia. Những nhà nghiên cứu cũng bắt đầu từ phương pháp tiếp cận thông thường trong việc thu thập số liệu và tính toán trên những vùng địa lí rộng lớn, thay vì dùng phương pháp đo lường ảnh vệ tinh đa phổ tại vùng nghiên cứu.

Một chuyên gia của Winrock, đồng tác giả của nghiên cứu này là TS. Sandra Brown nói rằng: Đây là thời điểm để công nhận vấn đề về dữ liệu của FAO và chấp nhận rằng chúng ta có thể làm tốt hơn nhiều”. “ Chúng ta có khả năng để kết nối dữ liệu giữa vùng rừng chặt trắng và dự trữ các bon của nó trước khi chặt trắng chi tiết hơn, cho phép chúng ta xác định chính xác nơi nào mà sự phát thải cao nhất xảy ra.

Tổng lượng phát thải carbon hàng năm do mất tổng diện tích rừng, sự rò rỉ than bùn và đốt rừng từ 2000-2005 so với ước tính công bố gần đây bởi Pan et al. (2011) và Baccini et al. (2012) trong một khoảng thời gian chồng chéo (2000-2007 và 2000-2010). Lỗi ở đây là dự đoán 90% lượng phát thải trung bình từ nạn phá rừng theo những ước tính của Pan et al. Baccini et al. mà không bao gồm lượng phát thải từ than bùn. Theo một chú thích của Harris et al (2012).

Báo cáo ước tính tổng lượng phát thải carbon từ phá rừng là 810 triệu tấn mét khối (với độ tin cậy 90% trong khoảng 0.57-1.22 tỷ tấn) mỗi năm trong giai đoạn từ 2000-2005, thấp hơn đáng kể so với tính toán trước đó. Brazil và Inđônêxia chiếm 55% tổng lượng phát thải từ phá rừng nhiệt đới trong thời gian nghiên cứu, trong khi các khu rừng khô chiếm 40% mất rừng nhiệt đới nhưng chỉ có 17% ​​lượng phát thải.

Nhưng nghiên cứu không đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh của sự phát thải từ việc sử dụng đất. Nó không giải thích cho sự trầm tích carbon bằng cách trồng rừng hay lượng phát thải carbon từ mất rừng, mà trong một vài năm có thể sánh với lượng phát thải từ nạn phá rừng.

Các kết quả của bài báo tương phản mạnh với một nghiên cứu khác được công bố đầu năm nay trên Nature Climate Change. Ở bài báo đó, tác giả là Alessandro Baccini và các đồng nghiệp, cũng đã sử dụng giải pháp ảnh vệ tinh có độ phân giải cao nhưng dựa trên một phương pháp khác. Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2000 – 2010.

Các quốc gia có lượng phát thải từ phá rừng cao nhất trong giai đoạn 2000 đến 2005 theo nghiên cứu mới

“Sự khác biệt lớn giữa hai ước tính có thể là từ vấn đề định nghĩa và phương pháp luận, sự giải thích không rõ ràng ngay lập tức, và độ lớn của sự khác biệt vẫn còn đáng ngạc nhiên, đặc biệt là sự giống nhau giữa sốliệu lượng dự trữ các bon”, Dan Zarin của tờ Climate and Land Use Alliance trong một bài bình luận được công bố trong cùng một vấn đề ở tờ Science phát biểu rằng: “Một sự khác biệt trong độ lớn phát thải do phá rừng nhiệt đới được ước tính giữa hai phân tích mới nhất cũng có thể gây ra mối quan tâm về vòng chính sách khí hậu.”

Lượng phát thải do phá rừng ước tính cho những năm 2000

“Nó sẽ có lợi cho cả khoa học và chính sách cộng đồng nếu hai nhóm nghiên cứu có thể xác định lý do cho sự chênh lệch 1.41 tỷ carbon mỗi năm trong kết quả của họ, và với một tính minh bạch đầy đủ cho những đối tượng khác có thể đánh giá.”

Các ước tính có mối quan hệ chính sách quan trọng. Chương trình giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD +) của LHQ với mục tiêu cắt giảm khí nhà kính bằng cách trả tiền các nước nhiệt đới để bảo vệ rừng thuộc các quốc gia này. Chương trình có thể xuất ra hàng tỷ đô la/năm cho các nước đó, nhưng dữ liệu chính xác là cần thiết để đảm bảo mức độ bồi thường dựa trên hiệu suất thích hợp.

Mối quan hệ tương đối giữa lượng phát thải do phá rừng từ năm 2000 đến năm 2005(A) và một dự đoán không chắc chắn về lượng phát thải của từng nước (B). Sự không chắc chắn đã ước tính tỷ lệ phạm vi của các giá trị phát thải trong khoảng tin cậy 90% để ước tính lượng khí thải trung bình. Hình ảnh và chú thích của Harris et al (2012).

Sự phân phối lượng phát thải carbon hàng năm từ việc mất độ che phủ rừng giai đoạn 2000 đến 2005 ở độ phân giải không gian là 18,5 km. Hình ảnh và chú thích của Harris et al (2012).

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here