Liên Hiệp Quốc báo cáo: Cần phải gia tăng sản lượng lương thực và phương thức sử dụng cây có khả năng tự bón phân trong hệ thống canh tác

0
69

Liên Hiệp Quốc ước tính tổng sản lượng lương thực thế giới sẽ phải được gia tăng từ 70 đến 75%. Tốc độ gia tăng dân số thế giới như hiện nay đòi hỏi cần phải có thêm khoảng 1 tỷ tấn lương thực và hai trăm triệu tấn thịt hàng năm cho nhu cầu sử dụng. Trong khi đó, Tổ chức Lương Nông thế giới thì cho rằng, tổng sản lượng lương thực có thể được đáp ứng nếu diện tích đất lớn phải được áp dụng “thâm canh bền vững”.

Source: http://www.voanews.com

Nhiều báo cáo khoa học chỉ rõ một số bước đầu về việc đánh giá toàn cầu hiện trạng tài nguyên đất của hành tinh. Hơn ¼ diện tích đất canh tác ở các lục địa đang bị suy thoái nghiêm trọng. Nhưng mối đe dọa lớn nhất được ghi nhận là sự tổn thất về độ phì đất, tính đa dạng sinh học và tài nguyên nước. Phương thức canh tác và ứng dụng công nghệ mới đã làm gia tăng sản lượng lương thực ở nhiều quốc gia suốt thời kỳ Cách mạng Xanh. Diện tích đất canh tác gia tăng khoảng 12% hàng năm trong giai đoạn từ 1961-2009 nhưng sản lượng lương thực chỉ tăng khoảng 150%.

Báo cáo gần đây cảnh báo rằng, sự gia tăng sản lượng đang xảy ra chậm hơn trong nhiều lãnh thổ do sự tăng cường canh tác gây tổn hại đến tài nguyên đất và nước. Các báo cáo này cũng kêu gọi nhà sản xuất phải hướng đến việc mở rộng sản xuất nhưng phải giảm thiểu tổn hại đến hệ sinh thái.

Một trong những phương thức được tiến cử sử dụng là trồng cây có khả năng tự bón phân trong hệ thống canh tác. Đây là nhóm các loài thực vật bao gồm cây gỗ và cây bụi sinh trưởng nhanh đồng thời trả lại vật rơi rụng thông qua lá và rễ cây để cải thiện độ phì đất. Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, có khoảng 400.000 nông dân ở Nam Phi đã sử dụng phương thức này. Nghiên cứu được đăng trong tờ Tạp chí Nông nghiệp bền vững (International Journal of Agricultural Sustainability), theo một nhà khoa học tại Tổ chức Nông lâm kết hợp thế giới đóng tại Nairobi (Kenya), ông Oluyede Ajayi cho biết, nhiều loài cây có khả năng cố định khí trơ từ khí quyển và chuyển chúng thành dạng đạm hữu cơ cung cấp cho đất thông qua vật rơi rụng trong quá trình canh tác. Người nông dân trồng xen cây có khả năng cố định đạm vào ruộng ngô có thể thu gấp đôi sản lượng vào mùa thu hoạch khi so với những người nông dân canh tác cùng đối tượng sản xuất mà không áp dụng phương thức này. Ở Zambia, phương thức canh tác này có thể làm tăng đến 38% năng suất so với phương thức canh tác thông thường.

.Nông dân canh tác theo phương thức xen canh với cây cố định đạm cho rằng họ cần ít nước tưới hơn nên sẽ giảm đáng kể sự rửa trôi và xói mòn đất canh tác. Ông Ajayi thêm vào, dự án chính thức khởi động khi các nhà khoa học đang cố gắng xác định mối đe dọa chính đối với an ninh lương thực. Chúng ta đang thực sự quay lại vấn đề của 20 năm về trước để cố gắng chẩn đoán các vấn đề chính trong từng quốc gia và trong mỗi khu vực.

Chính bản thân người nông dân đã tự thiết kế và tự quản lý trên mảnh đất canh tác của họ và sau đó phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới sự thành công của họ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here