Tăng nhiên liệu và lương thực để giảm nghèo đói

0
97

Theo tin từ Rome: Báo cáo của FAO cho biết, sản xuất lương thực và năng lượng là phương pháp tốt nhất đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng của quốc gia, đồng thời cải thiện đời sống cho người dân nghèo.

Nghiên cứu Tổng quan về Hệ thống kết hợp lương thực và năng lượng (IFES) đưa ra các ví dụ cụ thể như ở Châu Phi, Á và Mỹ Latinh cũng như các nước phát triển chỉ ra rằng, làm thế nào sản xuất kết hợp năng lượng và lương thực thành công.

Ông Alexander Müller – trợ lý Tổng giám đốc Tài nguyên Thiên Nhiên của FAO nói: Hệ thống nông trại kết hợp giữa năng lượng và lương thực tạo điều kiện thuận lợi cho dân nghèo tại nông thôn. Chẳng hạn như Người nông dân nghèo thường sử dụng phần thừa còn lại sau canh tác để sản xuất năng lượng sinh học hoặc trong các hệ thống nông lâm kết hợp có thể sử dụng phần sinh khối khô để làm phân bón hoặc phần tủ gốc như cây ăn quả. Sản phẩm phụ từ dừa hoặc hạt cafe được sử dụng làm chất đốt.

Với hệ thống kết hợp này, nhà nông có thể tiết kiệm tiền bởi vì họ không phải mua nhiêu liệu hóa thạch, và phân bón hóa học nếu họ sử dụng bùn than từ sản xuất chất đốt. Họ có thể sử dụng khoản tiết kiệm trên để mua những thứ cần thiết áp dụng vào sản lxuất nông nghiệp, như hạt giống để thích nghi với điều kiện khí hậu thay đổi. Đây là nhân tố quan trọng trong việc tăng sản lượng lương thực trong thập niên tới dưới điều kiện của biến đổi khí hậu hiện nay.

IFES cũng đem lại thuận lợi cho phụ nữ vì họ sẽ không phải đi nhặt củi. Phụ nữ ở các nước đang phát triển có thể gặp rủi ro về sức khỏe ít hơn bằng việc sử dụng củi truyền thống. Đối với thiết bị dùng cho nấu nướng đã có khoảng 1.9 triệu người trên thế giới chết mỗi năm vì khói từ thiết bị này.

Kết hợp sản xuất lương thực và năng lượng sẽ có hiệu quả hơn để giảm biến đổi khí hậu. Bằng cách kết hợp sản xuất lương thực và năng lượng, IFES sẽ giảm sinh kế, đất sẽ được chuyển đổi từ sản xuất lượng thực đến năng lượng. Ngoài ra, thực hiện IFES dẫn đến tăng cường đất trồng và nguồn nước, do đó sẽ giảm khí phát thải nhà kính và tăng cường an ninh lương thực.

Tại Việt Nam, chương trình IFES kết hợp giữa vụ mùa, sinh vật và thủy sản với việc tạo chất đốt dùng cho nấu nướng đã giúp nông dân tiết kiệm tiền bằng cách thay thế phân bón hữu cơ với phân trộn từ quá trình sản xuất chất đốt. Qua đó, sẽ giúp nông dân có thể kiếm đc thu nhập gấp 3 đến 5 lần so với việc trồng lúa mỗi năm mà trước đây họ thực hiện trên cùng một diện tích. FAO nhấn mạnh, tăng cường IFES sẽ đóng góp vào sự tiến bộ trước Mục đích phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), bao gồm MDG 1 đến việc chấm dứt tình trạng đói nghèo và MDG 7 về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here