Kết quả 10 năm nghiên cứu tập tính ứng dụng trong chăn nuôi

0
151

This is a synthezed paper for summarizing all behavioural research outcomes had done by research team in Hue University of Agriculture and Forestry for 10 years. The main research activities are feed neophobia, grazing and ruminating behaviour, and especially learned behaviour. In application, these results are modified as a methors for reducing times of food adaptation.

Ý tưởng nghiên cứu

Cơ chế chọn lựa thức ăn của động vật diễn ra như thế nào? Vì sao mỗi loài động vật lại có sở thích ăn riêng của nó? Vì sao mỗi loài động vật lại thích ăn loại thức ăn này mà không thích loại thức ăn kia (ăn gì)? Vì sao cũng là một loại thức ăn mà hôm nay ăn nhiều và ngày mai ăn ít (ăn bao nhiêu?) vẫn còn là câu hỏi đầy thách đố đối với khoa học. Nghiên cứu tập tính ăn và cơ chế học ăn sẽ giúp trả lời các câu hỏi: động vật ăn gì? và ăn bao nhiêu (Provenza 1995, Forble 1995 và Nolan 1996 và Đàm Văn Tiện 2002). Đây là một hướng đi mới mẻ, đầy triển vọng vì ở nước ta và các nước châu Á còn rất ít các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này.

Trong khoảng 10 năm gân đây, các nhà nghiên cứu về tập tính đã đặt vấn đề nghiên cứu hiệu ứng neophobia và ảnh hưởng của nó đến cơ chế chọn lựa thức ăn và lượng ăn vào (food intake) với mục đích tìm hiểu về cơ chế kiểm soát các quá trình đó và ứng dụng cơ chế chọn lựa thức ăn trong việc nâng cao lượng ăn vào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Các nhóm nghiên cứu chính về vấn đề này bao gồm: Gs..F.D. Provenza, ở Utah University U.S.A 1995; Gs. J.V. Nolan ở UNE, Australia 1995; Gs. M.Forble ở Leed University U.K 1997 và Đàm Văn Tiện ở Đại học Nông Lâm Huế 2002. Kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đặt cơ sở quan trọng cho lý thuyết sự chọn lựa thức ăn ở động vật xét theo khía cạnh tập tính. Nhóm nghiên cứu về tập tính của Đại học Nông Lâm Huế đã và đang tham gia cùng nghiên cứu với các trường Đại học kể trên để hình thành và phát triển lý thuyết tập tính ăn học được (ingestive learning behavior). Mục đích của công trình nghiên cứu này thể hiện ở các khía cạnh dưới đây.

Mục đích nghiên cứu khám phá: (a) Nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia (sợ cái mới) đến khả năng chấp nhận thức ăn mới của động vật và lượng ăn vào (feed intake) để bước đầu đặt cơ sở cho (b) Xây dựng mô hình lý thuyết về sự hình thành tập tính ăn học được (ingestive learned behavior) ở động vật và thông qua kênh nghiên cứu này nhằm (c) Liên kết nghiên cứu giữa cơ sở khoa học trong việc chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và tào tạo cán bộ chuyên ngành tập tính ứng dụng trong chăn nuôi.

Mục đích ứng dụng: (d) Ứng dụng các kết quả nghiên cứu tập tính nhằm rút ngắn thời gian làm quen với thức ăn mới của con non sau cai sữa nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp vào mục đích chăn nuôi.

Những quan điểm mới trong nghiên cứu

Chúng tôi quan niệm rằng: gia súc ăn không chỉ (a) để tăng trọng (productivity aim) phục vụ cho mục đích của con người, mà ăn còn (b) để khoẻ mạnh (well being) và (c) đối với con người, ăn còn với mục đích để trẻ lâu, thông minh và xa hơn (d) ăn còn phục vụ cho mục đích tiến hoá. Đó chính là cơ sở triết học để biện minh cho ý tưởng nghiên cứu của chúng tôi và xa hơn nữa nó sẽ đóng góp những mảng lý thuyết quan trọng cho mục đích trao đổi chất an toàn xét theo góc độ tập tính. Lý thuyết này trên căn bản coi cơ thể động vật là một bộ máy hoàn chỉnh có thể tự động kiểm soát lượng ăn vào (food intake) vào vì mục đích an toàn cho cơ thể. Nếu dải phổ thức ăn trong thực đơn rộng, cơ chế sẽ phát huy tác dụng, còn nếu hẹp thì không thể. Quan điểm này cũng gần gũi với quan điểm dinh dưỡng chức năng ở người đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong thập niên vừa qua.

Những phát hiện mới về tập tính dinh dưỡng trong những năm gần đây cho thấy người và cả động vật, thể hiện sự “thông minh” trong việc chọn lựa những thức ăn để thoả mãn nhu cầu của nó (Provenza 1995,1996,1997. Nolan 1995,1997). Chúng tôi cho rằng hiệu ứng neophobia (sợ thức ăn mới) là một phản xạ bảo vệ của gia súc khi gặp thức ăn mới để hạn chế sự ăn nhầm phải thức ăn hàm chứa những yếu tố gây hại cho cơ thể sinh lý của động vật.
Nhưng vì nó là một phản xạ không điều kiện, tự động và mang tính bản năng, nên bất kể loại thức ăn mới lạ nào, dù có nguy cơ gây hại hay không có nguy cơ gây hại cho cơ thể, thì cơ chế kiểm soát lượng ăn vào intake đều ngăn chặn, không cho phép gia súc ăn ngay, mà phải tập làm quen dần dần. Đây chính là cơ sở khoa học để (1) nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia (sợ thức ăn mới) đến khả năng chấp nhận thức ăn mới của động vật và (2) tìm ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của nó nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các thức ăn lạ, từ nguồn thức ăn bản địa phục vụ chăn nuôi.

Kết quả đạt được

Nghiên cứu tập tính động vật (animal behaviour): Cơ chế hình thành sở thích ăn của động vật và ứng trong chăn nuôi là nội dung nghiên cứu chính mà chúng tôi đã tiến hành trong 10 năm qua. Kết quả được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

(a) Ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia (sợ cái mới, thức ăn mới) đến khả năng chấp nhận thức ăn mới và lượng ăn vào feed intake.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên cừu (Đàm Văn Tiện và ctv. 1999), trên dê (Đàm Văn Tiện 2003 và 2004), trên lợn Móng cái (Đàm Văn Tiện 2003) và lợn Đại Bạch (Đàm Văn Tiện. 2003) đã cho thấy hiệu ứng sợ thức ăn mới lạ feed neophobia sảy ra không chỉ đối với những thức lạ hàm chứa chất gây hại cho động vật mà còn sảy ra đối với những loại thức ăn được coi là tốt. Thật vậy, cừu và dê không chịu ăn cám trong 1 tuần tập ăn, mà cám vốn không có tiềm năng gây hại cho chúng, hay Lợn Đại Bạch từ chối ăn bèo tấm vốn giàu protein (43% CP) cần cho nhu cầu của lợn ngoại Đại Bạch. Cơ chế làm chậm sự chấp nhận những thức ăn mới lạ là một phản xạ bảo vệ, với mục đích đảm bảo an toàn cho cơ thể khỏi bị ăn nhầm những chất có thể gây hại cho cơ thể, hàm chứa trong thức ăn mới. Nhưng ở khía cạnh dê cừu chê cám và lợn Đại Bạch không ăn bèo tấm, thì lại hàm chứa tính mách móc của cơ chế. Đó chính là cơ sở để chúng tôi tìm ra các biện pháp hạn chế hiệu ứng mang tính máy móc này, nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc trong mô hình chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp của phần đa nông dân hiện nay.

(b)Tập tính và ứng dụng nó trong chăn nuôi

Các nghiên cứu tập tính của chúng tôi trong 10 năm qua được tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau đây:

(i) Tập tính di truyền (innate behaviour)

· Tập tính gặm cỏ và nhai lại (grazing and ruminating behaviour) của cừu và sự thay đổi tập tính này khi chuyển sang nuôi nhốt theo hình thức chăn nuôi công nghiệp ( Đàm Văn Tiện 2006).

Cừu Phan Rang là giống vật nuôi cho thịt có giá trị ở nước ta và thí nghiệm này của chúng tôi được coi là tài liệu đầu tiên ở Việt Nam trong việc tư liệu hoá đời sống tập tính ăn và nhai lại của cừu. Thí nghiệm này đóng góp những dữ liệu khoa học cho việc xây dựng quy trình và chế độ nuôi cừu nhốt để từng bước có thể chuyển nó từ hình thức chăn nuôi quảng canh hiện nay sang nuôi công nghiệp. Lý do là hiện nay xu thế nuôi cừu chăn thả quảng canh đang phát triển rất mạnh ở khu vực nam Trung bộ, vì nuôi kiểu này đầu tư thấp mà mang lại hiệu quả cao. Xu thế này đang làm cho các bãi chăn tự nhiên ở vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (quê hương con cừu) có nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái vì mật độ nuôi dê cừu và bò quá cao.

· Tập tính ăn tầm cao của dê (bipedal stance behaviour) và ứng dụng trong thiết kế đặt độ cao của nguồn thức ăn trong chăn nuôi dê nhằm nâng cao khả năng khai thác phần ăn được (eatable feed) của thức ăn ( Đàm Văn Tiện 2006).

Đây là một kết quả lý thú xét cả hai phương diện khoa học và ứng dụng. Thật vậy, thí nghiệm của chúng tôi đã phát hiện ra rằng tăng độ cao đặt nguồn thức ăn sẽ làm cho dê ăn nhanh, ăn nhiều và hiệu quả lợi dụng phần ăn được của bó thức ăn tăng lên. Vì sao vậy? Trong đời sống tự nhiên dê thuộc loài ăn tầm cao vì chồi lộc và lá non của cây bụi nằm ở tầm cao của cây và bản năng ăn tầm cao như là sự phân công tự nhiên, tránh cạnh tranh thức ăn với cừu và bò (ăn cỏ, lá cây tầm thấp). Khi chuyển sang đời sống nuôi nhốt do con người cung cấp thức ăn thì bản năng đó của dê vẫn cứ tồn tại và kết quả nghiên cứu này đã đóng góp cho việc tư liệu hoá được tập tính đặc biệt này của dê. Các nông hộ nuôi dê chỉ cần treo cao bó lá cây lên vách chuồng, hay thân cây to cạnh chuồng là dê sẽ ăn nhanh, ăn nhiều và đặc biệt là khai thác khá triệt để phần ăn được của khối thức ăn.

· Tập tính sinh sản và đặc điểm sinh học của cừu nuôi ở vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận phục vụ công tác bảo tồn vốn gene cừu (Đàm Văn Tiện 1992 và 1994).

Tập tính sinh sản có hệ số di truyền cao và mang tính bản năng rất rõ so với tập tính ăn uống. Nghiên cứu tập tính sinh sản có ý nghĩa trong việc lưu giữ bảo tồn các vốn gen quý hiếm trong tập đoàn gia súc bản địa của nước ta. Nghiên cứu đặc tính sinh học và tập tính sinh sản của cừu thịt Phan Rang là những đóng góp của chúng tôi theo hướng này và với ý nghĩa là những công trình nghiên cứu đầu tay về con cừu ở nước ta. Nhờ những nghiên cứu sớm này cùng với những nỗ lục của các hộ dân nuôi cừu lâu đời trong khu vực, trong 10 năm qua đàn cừu của ta từ con số 1000 con nay đã tăng lên 15 000 con và đây là vốn gene vật nuôi đã được bảo tồn và đang có xu thế phát triển để trở thành vật nuôi mang lại lợi nhuận cao cho nông dân ở vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

· Tập tính sinh sản của bò vàng nuôi ở Miền Trung và chọn thời điểm phối tinh thích hợp (1993-1994).

Bò vàng nuôi ở Miền Trung có từ lâu đời đây là nguồn gene bản địa căn bản để thực hiện công tác lai tạo với các giống bò ngoại có tầm vóc lớn như bò Sind hay Jebu. Công trình nghiên cứu tập tính sinh sản của bò vàng nuôi ở Miền Trung đã góp phần tư liệu hoá tập tính sinh sản cũng như những khuyến cáo trong việc chọn thời điểm phối tinh thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai.

(ii) Tập tính học được ( learned behaviour)

· Học ăn từ mẹ trong giai đoạn bào thai (pre-conditioning of embrio stage): Sự chuyển tải thông tin sau tiêu hoá (post-ingestive feedback) tới bào thai trong giai đoạn chửa cuối trong quá trình hình thành sở thích ăn của con non (2002-2003).

Đây là một nghiên cứu khám phá đã làm thay đổi những quan niệm thông thường về quá trình hình thành sở thích ăn học được ở động vật. Chính vì vậy tổ chức Khoa Học của Thuỵ Điển (International Foundation for Sciens IFS) đã và đang quan tâm và ủng hộ hướng đi này của chúng tôi. Kết quả đã chỉ ra rằng trong quá trình mang thai ở giai đoạn cuối nếu mẹ được ăn một loại thức ăn nào đó thì con non sau này cũng dễ chấp nhận thức ăn đó. Đây là giai đoạn mà ít người nghĩ tới nhưng kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ được điều thú vị này. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục hướng nghiên cứu này trên các đối tượng khác nhau như lợn, dê, cừu để có đủ bằng chứng cho kết luận của khám phá mới này.

· Học ăn từ mẹ trong giai đoạn bú sữa (pre-conditioning of milking stage): Sự chuyển tải thông tin mùi vị thức ăn qua sữa mẹ trong quá trình hình thành sở thích ăn của con non (2002-2004).

Học ăn trong quá trình bú sữa mẹ, không có nghĩa là con non tập ăn thức ăn, mà là con non tiếp nhận thông tin mùi vị của thức ăn thông qua sữa mẹ để làm quen với mùi của thức ăn mới. Sau khi cai sữa con non chấp nhận ăn ngay thức ăn mà mẹ nó đã ăn trong giai đoạn bú sữa. Đây là một kỹ thuật tập ăn mới, có thể khuyến cáo cho nông dân áp dụng một cách dễ dàng. Nghiên cứu này đã thành công và được các hộ chăn nuôi áp rụng rộng rãi ở Ninh Thuận và Thừa Thiên Huế.

· Học ăn từ các động vật có kinh nghiệm ăn trong đàn (learning by observation) trong quá trình hình thành sở thích ăn của gia súc (2002-2003)

Hiệu quả học ăn từ các con khác trong đàn cũng đã được chúng tôi tư liệu hoá trong nghiên cứu và ảnh hưởng của nó đến việc hình thành sở thích ăn học được thấp hơn so với học ăn từ mẹ. Tuy nhiên theo những hiểu biết của chúng tôi thì ảnh hưởng này trên người rõ hơn trên gia súc. Thật vậy các cháu sinh ra trong thời kỳ mà thức ăn sẵn siêu thị phổ biến nên chưa hẳn kết luận “mẹ ăn gì con ăn đó” đã đúng và cần có những thí nghiệm trên người để so sánh. Đây là hướng đi nếu được nghiên cứu sâu sẽ có những cơ sở để giúp cho việc marketing thực phẩm của Việt Nam ra thị trường Asia và thế giới.
(c) Phản xạ có điều kiện mùi vị (smell/taste conditioning)

Ứng dụng phản xạ có điều kiện để để rút ngắn thời gian học ăn thức ăn mới của gia súc (1999-2003). Khi trộn mùi vị của thức ăn quen thuộc (familian smell/taste) vào thức ăn mới là cách lập phản xạ có điều kiện bậc 2 để hình thành sở thích ăn học được của động vật. Kết quả đã cho thấy việc ứng dụng phản xạ cấp cao trong chăn nuôi là một hướng đi triển vọng. Đối với việc tập thức ăn mới lạ cho gia súc chỉ cần trộn các mùi vị quen thuộc vào thức ăn mới sẽ rút ngắn được khoảng 1 tuần làm quen với thức ăn mới (feed adaptation) và nó cũng rất dễ ứng dụng đối với các nông hộ nuôi gia súc dựa vào các nguồn thức ăn bản địa rẻ tiền….

….Xem chi tiết

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here