Nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của một số tổ hợp lợn lai 1/8 giống VCN-MS15 (Meishan)”; Mã số: DHH2016-02-82

0
190

Vừa qua, tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đã diễn ra buổi nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế.

Tại buổi nghiệm thu đề tài, các thành viên Hội đồng và các nhà chuyên môn đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài và kết quả xếp loại: TỐT.

1. Thông tin chung:

Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của một số tổ hợp lợn lai 1/8 giống VCN-MS15 (Meishan)

Chủ nhiệm: PGS.TS. Phùng Thăng Long

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế

Thời gian thực hiện:Từ 1 tháng 1 năm 2016 đến 31 tháng 12 năm 2017

2. Mục tiêu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của 2 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] và Pietrain ×[Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Tính mới và sáng tạo:

Lần đầu tiên ở Thừa Thiên Huế và Việt Nam đã nghiên cứu lai tạo thành công 02 tổ hợp lợn lai thương phẩm có 1/8 giống VCN-MS15 là Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] và Pietrain ×[Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] có tốc độc sinh trưởng nhanh, năng suất cao và chất lượng thịt đảm bảo.

4. Kết quả nghiên cứu:

Đánh giá được sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt xẻ của lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)]và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)]: Kết quả cho thấy lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] nuôi từ 60 – 160 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tương ứng 651,30 và 722,50 g/con/ngày (P<0,001), tiêu tốn thức ăn 2,63 và 2,53 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ móc hàm là 79,27 và 78,76 %, tỷ lệ thịt xẻ là 71,92 và 71,99 % và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 58,60 và 59,29 % (P>0,05).

– Đánh giá được chất lượng thịt của lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)]: Các chỉ tiêu về chất lượng thịt (pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến, màu sắc thịt, lực cắt và thành phần hóa học của thịt) giữa 2 tổ hợp lợn lai tương đương nhau và có chất lượng thịt đảm bảo.

5. Sản phẩm:

Sản phẩm khoa học: Có 01 bài báo khoa học đã được nhận đăng trên tạp chí KH Đại học Huế

Sản phẩm đào tạo: + Góp phần đào tạo thành công 02 kỹ sưchăn nuôi

+ 02 sinh viên chăn nuôi khác đang hoàn thành khóa luận

+ Đang hỗ trợ đào tạo 01 NCS

Sản phẩm ứng dụng: 02 tổ hợp lợn lai thương phẩm có 1/8 giống VCN-MS15 gồm Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)]: có sức sản xuất cao, chất lượng thịt đảm bảo.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

6.1. Hiệu quả:

– 02 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế có năng suất cao (tăng khối lượng > 650 g/ngày đêm; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg; tỷ lệ nạc > 55 %), chất lượng thịt đảm bảo.

– Đề tài góp phần phục vụ công tác đào tạo Đại học và Sau đại học của trường Đại học Nông lâm.

– Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, người chăn nuôi và cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và sinh viên chuyên ngành chăn nuôi ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

6.2. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

– 02 tổ hợp lợn lai mới – sản phẩm của đề tài – đã được ứng dụng tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

– 02 tổ hợp lợn lai mới này có khả năng ứng dụng rộng rãi ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương có điều kiện tương tự để cải thiện năng suất, chất lượng đàn lợn thịt thương phẩm.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here