Ảnh hưởng của gia tăng cơ hội chọn lựa thức ăn đến lượng ăn vào và tần suất lấy thức ăn của Dê

0
98

Những quan điểm dinh dưỡng chức ăn gần đây, người ta đã nhấn mạnh đến mục đích ăn của động vật rất đa dạng và thay đổi. Đàm Văn Tiện (2007) cho rằng: gia súc ăn không chỉ vì mục đích sinh trưởng (productivity aim), tạo ra năng suất động vật phục vụ cho mục đích của người chăn nuôi, mà ăn còn để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khoẻ mạnh (well being). Ăn như thế nào để phục vụ cho mục đích khỏe mạnh vẫn còn là một chủ đề khoa học ít người biết đến.

Những nghiên cứu tập tính dinh dưỡng trong vòng 15 năm gần đây cũng đã khẳng định rằng nếu động vật có cơ hội chọn lựa thức ăn theo ý muốn, thì cơ thể động vật là một bộ máy hoàn chỉnh, có thể tự động kiểm soát một cách “thông minh” lượng ăn vào (food intake) mỗi loại thức ăn mà nó có cơ hội được chọn lựa vì mục đích “trao đổi chất an toàn” cho cơ thể. Đây là một lý thuyết mới đang được một số nhà nghiên cứu quan tâm (Provenza 1995 và 1996; Tien và Nolan 1997 và 1999; Đàm Văn Tiện 1997, 2002, 2004 và 2007).

Ngày nay người ta cho rằng một loại thức ăn được coi là bổ dưỡng, nhưng lượng ăn vào vượt quá với nhu cầu hiện thời về các chất dinh dưỡng hàm chứa trong thức ăn đó thì nó cũng trở nên có hại cho trao đổi chất của cơ thể (Đàm Văn Tiện 2007).

Thật vậy ngày nay ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp, gia súc không có cơ hội chọn lựa thức ăn vì để tiết kiệm chi phí người ta cho gia súc ăn một loại thức ăn (mono food) gọi là thức ăn tổng hợp. Thậm chí bò sinh ra là để ăn chất sơ, thế mà ở một số trại bò sữa ở thành phố H.C.M, bò phải ăn tới 80% thức ăn tinh, trái với bản chất tiêu hóa chất sơ tự nhiên của bò. Ăn thức ăn tổng hợp thì tăng trọng nhanh, cho sữa nhiều, nhưng tỷ lệ viêm vú rất cao. Khía cạnh ăn để khỏe mạnh thì cần phải bàn vì bệnh tật vẫn gia tăng ở các trại chăn nuôi công nghiệp được coi là dinh dưỡng tốt và điều kiện vệ sinh sạch so với điều kiện dinh dưỡng kém và vệ sinh tồi ở các nông hộ chăn nuôi nghèo.

Câu hỏi đặt ra trong sản suất là nếu được chọn lựa thức ăn thì có thể có hiện tượng những loại thức ăn hợp với sở thích, thì gia súc ăn nhiều và chưa chắc như vậy đã là cách tốt để giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng. Câu hỏi quan trọng thứ hai là: nếu có cơ hội chọn lựa thức ăn thì tổng lượng thức ăn gia súc ăn vào sẽ thấp vì gia súc kén ăn hơn và điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất động vật. Hai câu hỏi trên vừa mang tính khoa học và thực tiễn cần được nghiên cứu. Vì những lý do đó mà chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của gia tăng cơ hội chọn lựa thức ăn đến lượng ăn vào và tần suất lấy thức ăn của dê” nhằm góp phần trả lời các câu hỏi đặt ra của sản suất kể trên.

1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện ở trại dê Phú Bài, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Bốn mươi dê khỏe và có trọng lượng từ 20 đến 25 kg được chọn vào nghiên cứu.

Bố trí thí nghiệm

Để xác định sự thay đổi lượng ăn vào và tần suất lấy thức ăn trong hai trường hợp (i) được chọn lựa thức ăn và không được chọn lựa thức ăn. Chúng tôi đã bố trí 4 lô thí nghiệm với bốn mức độ được chọn lựa thức ăn khác nhau được trình bày dưới đây.

Lô đối chứng (L1): Dê chỉ được ăn 1 loại lá (không có cơ hội chọn lựa) và bó lá treo cách mặt sàng chuồng 0,5m để gợi nhớ tập tính ăn tầm cao ngoài tự nhiên
Lô thí nghiệm (L2): Dê được chọn lựa ăn 2 loại lá và bó lá treo cách mặt sàng chuồng 0,5m để gợi nhớ tập tính ăn tầm cao ngoài tự nhiên
Lô thí nghiệm (L3): Dê được chọn lựa ăn 3 loại lá và bó lá treo cách mặt sàng chuồng 0,5m để gợi nhớ tập tính ăn tầm cao ngoài tự nhiên
Lô thí nghiệm (L4): Dê được chọn lựa ăn 3 loại lá và bó lá treo cách mặt sàng chuồng 0,5m để gợi nhớ tập tính ăn tầm cao ngoài tự nhiên

Nguồn thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

Các loại lá cây sử dụng để thí nghiệm bao gồm bốn loại lá: cúc dại hai răng (Bidens biternata Meret Sheff), lá khế (Averrhoa carambola L), lá mít (Artocarpusheterophyllus Lamk) và lá chuối (Musa ssp)

Đây là những lá cây vườn nhà và lá cây hoang dại sẵn có và phổ biến ở Thừa Thiên Huế, có thể làm nguồn thức ăn bổ sung nuôi dê. Trong đó đáng kể là lá khế và cúc dại hai răng được dê chuộng ăn. Việc chọn những lá cây quen thuộc dê ưa ăn là để loại bỏ ảnh hưởng của hiệu ứng sợ thức ăn mới là (feed neophobia) đến kết quả thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm được chuẩn bị 30 phút trước khi thử nghiệm để đảm bảo độ tươi ngon.

Tập cho dê quen làm quen với hệ thống thử nghiệm

Trước khi thí nghiệm 10 ngày, dê được tập ăn bốn loại thức ăn kể trên để làm quen với thức ăn và hệ thống thí nghiệm, kể cả việc tập cho dê ăn tầm cao để gợi nhớ tập tính ăn tầm cao ngoài tự nhiên của dê. Mục đích của tập làm quen với thức ăn và hệ thống thí nghiệm là để giảm thiểu hiệu ứng sợ cái mới neophobia (sợ thức ăn mới, sợ hệ thống thử nghiệm) phát sinh khi dê thay đổi thói quen ăn.

Thí nghiệm được tiến hành vào buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ khi dê ở trạng thái đói (pass situation) để loại bỏ khả năng dê no, không muốn ăn thức ăn thí nghiệm. Trong thời gian thí nghiệm, từng dê được đưa vào hệ thống thử nghiệm để tính được lượng ăn vào của từng cá thể. Sau 10 phút thí nghiệm thì gia súc được thả ra ngoài, phần lá cây không được dê sử dụng được cân để xác định lượng ăn vào. Sau đó loạt thức ăn mới được đưa vào hệ thống thí nghiệm cho những dê thí nghiệm tiếp theo.

Thí nghiệm được tiến hành với từng con một và trong thời gian thử nghiệm, mặc dù bị nhốt trong hệ thống thí nghiệm nhưng dê vẫn nhìn thấy những con khác trong đàn ở ngoài sân chơi để đảm bảo tính bầy đàn khi ăn và loại bỏ hiệu ứng separated neophobia về sợ sự cô lập.
Số liệu thu thập được, được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab 12.0.

Nội dung nghiên cứu

Sự thay đổi lượng ăn vào và tần suất lấy thức ăn của từng loại thức ăn trong trường hợp không được lựa chọn thức ăn (chỉ một loại lá) và được chọn lựa thức ăn (được ăn từ 2 đến 4 loại lá) trong 10 phút thí nghiệm

Xây dựng đường cong về lượng ăn vào tổng số các loại lá cây của từng lô thí nghiệm để đánh giá lượng ăn vào trong trường hợp không được chọn lựa thức ăn và được chọn lựa thức ăn, cũng như giải phổ chọn lựa thức ăn đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng ăn vào.

Sự thay đổi tần suất lấy thức ăn (miếng/phút) ở từng lô thí nghiệm với các giả phổ chọn lựa 1, 2, 3 và 4 loại lá để xác định sự ham muốn ăn trong trường hợp không được chọn lựa và được chọn lựa thức ăn có gì khác nhau….(Xem chi tiết)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here