Độ che phủ rừng ở Lào đang gia tăng

0
144

Theo nguồn tin từ Viêng Chăn, Bộ Nông Lâm nghiệp quốc gia Lào cho biết, độ che phủ rừng ở Lào tăng đạt đến 52 % tổng diện tích lãnh thổ của đất nước nhờ vào chiến dịch bảo vệ rừng của chính phủ.

Ông Sitaheng Rasphon, một phát ngôn viên tại cuộc họp ở Viêng Chăn cho hay, Bộ Nông lâm nghiệp đã vạch ra kế hoạch thực hiện tái phục hồi độ che phủ rừng tại quốc gia này. Trong năm 2010, nước này ước tính có khoảng 53 % tổng diện tích đất tự nhiên được rừng được che phủ, điều này rơi vào tình trạng vẫn chưa đáp ứng chỉ tiêu phấn đấu.

Tổng độ diện tích đất tự nhiên được che phủ bởi rừng hiện nay của Lào là 4,7 triệu hectares phân bố tại các khu vực tỉnh thành, quận huyện của cả nước. Ông Sitaheng cho biết: Chúng tôi đã hoàn tất việc phục hồi độ che phủ rừng cho những lâm phận phòng hộ. Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát và định vị diện tích rừng sản xuất.

Mặc dù báo cáo của Bộ Nông Lâm nghiệp cho hay độ che phủ rừng tăng, nhưng đại đa số rừng cây lá rộng đã biến mất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền lâm nghiệp quốc gia. Diện tích rừng ở Lào giảm trong nhiều năm qua vì nạn khai thác và đốt rừng bừa bãi. Một phần diện tích lớn đất rừng được chuyển đổi mục đích sử dụng cho kế hoạch đầu tư cũng gây hậu quả tổn thất rừng.

Biến động độ che phủ rừng ở Lào khá mạnh từ khoảng 70% trong năm 1940 đến 54 % theo thống kê năm 1973, còn lại 47% so vào năm 1982 và đến 41 % trong năm 2001. Diện tích rừng hiện nay ở Lào là 17 triệu hectares.

Chính phủ Lào nhấn mạnh về tầm quan trọng của rừng đối với sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Do đó, lãnh đạo quốc gia phải có biện pháp cho việc phục hồi độ che phủ rừng trong các năm tới nhằm giúp người dân giảm đói nghèo và chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tổng Giám đốc của Viện nghiên cứu Nông lâm quốc gia, ông Bounthong Bouahom cho rằng, Lào có đủ diện tích để đảm bảo việc tái phục hồi độ che phủ rừng là 70% vào năm 2020, nhưng các cơ quan ban ngành phải cố gắng tích cực để thực hiện tốt chỉ tiêu đã đề ra. Ông Bounthong cũng cho biết thêm, một trong những thử thách to lớn của quốc gia là phải giảm nạn chặt phá và đốt rừng bừa bãi để hạn chế việc tổn thất diện tích rừng.

Đảng và Chính phủ cũng đặt mục tiêu thực hiện các hành động tránh gây tổn thương rừng kể từ năm 2005 đến năm 2010, nhưng cho đến bây giờ các mục tiêu được đặt ra vẫn thất bại vì người dân địa phương vẫn tiếp tục tác động trái phép vào tài nguyên rừng. Mục tiêu mới từ nay cho đến năm 2015 thì cần phải được khắc phục và thực hiện tốt hơn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here