Hiệu quả từ phương pháp tiếp cận và phát triển cộng đồng bền vững

0
155

Trường đại học Nông Lâm – đại học Huế, trải qua hơn 47 năm hình thành và phát triển đang từng bước khẳng định vị thế là một địa chỉ hợp tác đáng tin cậy của các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các dự án nhằm nâng cao sinh kế cho những vùng nông thôn Việt Nam.

Phóng sự được thực hiện Phòng CNTT – ĐHNL Huế

Những vấn đề về thảm họa tự nhiên, vòng xoáy nghèo đói và sự xuống cấp của môi trường kết hợp với nhau làm tăng tính tổn thương của những cộng đồng địa phương. Nhiều dự án trong và ngoài nước đã được thực hiện để nhằm cải thiện khả năng thích ứng cũng như đối phó với thiên tai của cộng đồng thông qua trường đại học Nông Lâm Huế. Trong đó, nổi bật là những dự án kéo dài hơn 10 năm nay do PGS.TS Lê Văn An – Phó hiệu trưởng nhà trường, giám đốc trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ Nông Lâm Nghiệp (CARD)cùng các cộng sự đã thực hiện tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.


PGS.TS Lê Văn An phát biểu tại một hội thảo về phát triển sinh kế cộng đồng

Các hoạt động của dự án đều có sự tham gia của người dân trong tất cả các bước. Những hộ dân đầu tiên thực hiện những mô hình thí điểm sau 1 vài năm đã có thể cung cấp nguồn giống và trở thành đầu mối để nhân rộng mô hình trong vùng. Sự thành công của những mô hình là nhờ vào việc lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương và tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ. Hầu hết những mô hình sản xuất mà dự án đã chuyển giao đều rất dễ thực hiện, không tốn quá nhiều thời gian, công sức và sản phẩm có giá trị thương phẩm cao. Việc tăng tính đa dạng các mô hình nông nghiệp tại địa phương sẽ giảm thiểu rủi ro trong sản xuất khi xuất hiện nhiều thành phần hơn trong cơ cấu thu nhập nông hộ.

Nhóm nghiên cứu kiểm tra hiệu quả các mô hình.

PGS.TS Lê Văn An – Phó hiệu trưởng nhà trường cho rằng muốn có sự bền vững cần phải có cách tiếp cận linh động, cụ thể đến với từng người nông dân bởi một trong những khó khăn gặp phải khi thực hiện các dự án phát triển sinh kế cộng đồng là phải làm sao để người dân hiểu được lợi ích và thay đổi những tập quán canh tác, sản xuất lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp sang phương thức sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật. Tiêu chí của những người thực hiện dự án là nhóm nghiên cứu chỉ đóng vai trò thúc đẩy , còn trực tiếp chuyển giao mô hình phải là chính quyển và người nông dân. Cách làm này đang thể hiện sự hiệu quả rõ rệt, bởi khi những mô hình điển hình thành công thì sẽ tạo nên một hiệu ứng tích cực trong cộng đồng, kích thích sự học hỏi, tiếp thu của người dân.

Chuyển giao, xây dựng mô hình có sự tham gia của người dân

Bên cạnh việc phát triển sinh kế cộng đồng, một điều rất được những người thực hiện dự án quan tâm đó là nâng cao trình độ dân trí, làm phong phú, đa dạng đời sống tinh thần. Bởi sự kết hợp giữa việc phát triển kinh tế với ổn đinh xã hội lâu dài mới thực sự đảm bảo sự tồn tại bền vững của một cộng đồng. PGS.TS Lê Văn An cùng nhóm nghiên cứu đã xây dựng nhiều mô hình như nghiệm dạy học nhằm phá vỡ chuỗi đói nghèo cho cư dân vạn đò thành phố Huế hay nghiên cứu đưa ra những khuyến cáo giúp đồng bào người Bru – Vân Kiều A Lưới ổn định cuộc sống, đi vào con đường phát triển bền vững . Đặc biệt, tại xã Hồng Hạ – A Lưới thì cách đây hơn 5 năm, những người thực hiện dự án cùng lãnh đạo xã đã có chủ trương phục dựng lại nguyên bản nhà sàn , làm nơi sinh hoạt cộng đồng trong các lễ hội truyền thống.Từ những việc làm rất cụ thể, đã đặt những người thực hiện dự án và cộng đồng vào một mối quan hệ hoàn toàn mới. Đó là những người cùng chia sẽ.

Phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn văn hóa, phát triển cộng đồng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here