Hội thảo “Liên kết bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu”.

0
84

Sáng nay 27.12.2012, khoa Lâm Nghiệp – Trường đại học Nông Lâm Huế đã tổ chức hội thảo “Liên kết bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu”.

Mô hình thực hiện đề án.

Trong nhiều năm gần đây, vấn đề về sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh rất được quan tâm. Cùng với đó, Chính Phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định về việc bảo tồn và chia sẻ lợi ích các cây dược liệu. Với hướng tập trung nghiên cứu chính là phát triển một cách bền vững các nguồn lợi thiên nhiên đi đôi với lợi ích cộng đồng, TS Trần Minh Đức – Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên Rừng và Môi trường khoa Lâm Nghiệp cùng các cộng sự đã không ngừng nghiên cứu, sưu tầm các loại cây dược liệu và công dụng của nó. Và hướng nghiên cứu này đã có những thành công bước đầu, đó là việc nhóm nghiên cứu đã nhận được giải thưởng “Ngày sáng tạo Việt Nam 2011” với đề án “Mô hình liên kết phát triển cây thuốc Nam giữa người nông dân và doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế” (Mã số đề án VID 2011 P.104). Đây là một giải thưởng thường niên do Ngân Hàng Thế Giới (WB) phối hợp với các bộ/ngành, các tổ chức quốc tế đồng tổ chức và mang tầm một cuộc thi quốc gia. Với mục tiêu chung của đề án là tạo ra mạng lưới sản xuất và tiêu thụ thuốc thảo mộc bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của các bên liên quan thông qua mối liên kết giữa các doanh nghiệp với sự giúp đỡ của các nhà khoa học và chính quyền địa phương.

TS. Trần Minh Đức tại triển lãm “Ngày sáng tạo Việt Nam”.

Sau khi nhận được giải thưởng năm 2011, nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào các công việc tiếp theo. Trong năm 2012, TS. Trần Minh Đức và các cộng sự đã có những kết quả đầu tiên như triển khai các hoạt động gây trồng tại 15 hộ với diện tích trên mỗi hộ trung bình từ 2-5 sào, hỗ trợ nguồn giống và chi phí chăm sóc vườn sưu tập cây thuốc tại thôn Dổi, xã Thượng Lộ ( Nam Đông) do vườn quốc gia Bạch Mã phối hợp với một số hộ gia đình thực hiện, sưu tập được các giống Kim Tiền Thảo khác nhau, các loại Nhân trần (4 loài, 7 xuất xứ) trong đó có loài Nhân trần cát đang có nguy cơ tiệt chủng………………

Quang cảnh buổi hội thảo.

Đến dự với buổi hội thảo về phía lãnh đạo nhà trường có PGS.TS Lê Văn An – Phó hiệu trưởng phụ trách Khoa Học Công Nghệ – Hợp Tác Quốc Tế nhà trường. Về phía các sở ban ngành liên quan có Kĩ sư. Đặng Vũ Trụ – GĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Cử nhân Nguyễn Lê Thọ – Phòng Khoa Học Công Nghệ – Hợp Tác Quốc Tế, ông Trần Hữu Banh – Hội Khoa Học Kĩ Thuật Lâm Nghiệp, Bác sĩ Hoàng Đức Dũng – GĐ Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Thừa Thiên Huế, PGS.TS Ngô Anh – Khoa sinh trường đại học Khoa Học Huế, NGND Đỗ Xuân Cẩm – Nguyên cán bộ khoa Lâm Nghiệp……… và một số người dân nơi nhóm đang thực hiện đề án.

Tại buổi hội thảo, các địa biểu đã lắng nghe TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm thực hiện đề tài giới thiệu về đề án và các công việc đang thực hiện. Các đại biểu cũng đã phát biểu và trình bày các tham luận liên quan và dành một số câu hỏi cho nhóm. Đa số các đại biểu đều bày tỏ sự quan tâm của mình đến việc phát triển đề án này và làm sao để thực hiện một cách có hiệu quả mang lại lợi ích cho cộng đồng vì như vậy mới thật sự tạo nên sự khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

Buổi hội thảo đã kết thúc vào 11h30 cùng ngày.

Các đại biểu trình bày tham luận.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here