Lâm sản phi gỗ: Sản xuất và khai thác mây bền vững, câu chuyện của cả khu vực Đông dương

0
95

Gần đây, các công ty chế biến sản phẩm từ mây của các nước Đông Dương bao gồm Campuchia, Lào và Việt nam gặp các nhà bán lẻ Châu Âu để bàn về cơ hội kinh doanh, điều kiện sản xuất cho việc xuất khẩu các sản phẩm được làm từ mây đến Châu Âu.

Trên hầu hết các trang tin chuyên về lâm sản phi gỗ trong khu vực đều đưa tin về tổ chức liên kết thị trường WWF Lào công bố, Lào là một trong những quốc gia tiếp cận quản lý mây bền vững dựa vào cộng đồng, đã và đang có những kết quả cụ thể. Đây là lần đầu tiên các công ty mây lớn từ Lào, Campuchia và Việt Nam gặp gỡ tại hội chợ thương mại của khu vực.

Thành công gần đây nhất từ thông tin của Ủy ban Quản lý Rừng (FSC) tại các nước khu vực Đông dương đặc biệt là Lào là FSC đã hoàn tất thủ tục và sẽ công nhận chứng chỉ kinh doanh rừng bền vững theo điều khoản các hạng mục lâm sản phi gỗ vào khoảng cuối năm 2011 cho huyện Khamkeuth, tỉnh Borikhamxay- Lào với hạng mục sản xuất và khai thác bền vững lâm sản phi gỗ: Mây tự nhiên.

FSC là một hệ thống chứng nhận, cung cấp thiết lập tiêu chuẩn được chứng nhận quốc tế, bảo đảm thương hiệu và dịch vụ cho các công ty, tổ chức và cộng đồng quan tâm đến rừng. Nhãn hiệu FSC tạo đường dây liên kết đáng tin cậy giữa nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ, khả năng tiêu thụ và kinh doanh để quyết định sức mua. Điều này mang lại lợi ích cho con người và môi trường cũng như cung cấp giá trị thương mại. Tính cho đến nay, FSC có mặt hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Chương trình tiểu vùng về Mây của WWF đưa ra cách thức nhằm thu hút cộng đồng khu vực cũng như các nhà kinh doanh mây hoặc máy chế biến, làm việc với nhau để duy trì cung cấp mây cho 3 quốc gia trong khu vực. Công ty mây của Campuchia và Lào trao đổi với các công ty mây Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trước nhằm đặt ra các cơ hội thị trường. Trong cuộc hội chợ quốc tế Hàng thủ Công mỹ nghệ, đồ gỗ và quà tặng việt nam tổ chức hồi tháng 4, 2010, 15 công ty sản xuất mây từ Lào, Campuchia và Việt Nam đã cung cấp đầy đủ thông tin về khai thác lâm sản, quy trình chế biến cho người sử dụng mây đầu cuối và đầu trung gian bao gồm nhà bán sĩ và lẻ, thương nhân và các nhà máy chế biến trong khu vực và quốc tế. Hội chợ này cũng là cơ hội tốt cho các công ty mây của 3 nước tập trung thông tin mới về các nhà bán lẻ Châu Âu và nhu cầu thị trường ở nước ngoài về những thiết kế mới, chia sẻ khả năng kỹ thuật với các công ty mây láng giềng. Bên cạnh đó, đối với các công ty sản xuất mây Lào và Cambodia, họ đã nhận được sự hợp tác tiềm năng với các công ty của Việt Nam như trả lời với báo giới của cô Thipphaphone Insixiengmay, Giám đốc tiếp thị của Công ty mây gia dụng Chaemchanh. Cô Thipphaphone cho rằng, Các công ty ở Việt Nam cần nhiều mây hơn từ các khu vực quản lý bên vững ở Lào.
Thị trường mây Châu Âu ngày càng quan tâm về sản phẩm tự nhiên bền vững. Sự quan tâm ngày càng tăng này có trong vật liệu tự nhiên như sản phẩm mây được thiết kế đẹp là một thử thách tốt cho các công ty sản xuất mây nhằm thu hút thị trường.

Hiện nay, các dự án khả thi của WWF đang tiến hành bảo tồn 600,000 km2 đa dạng sinh học nhất của thế giới, những nơi đang đứng trước sức ép về phát triển kinh tế đe dọa nghiệm trọng tới tài nguyên rừng và nguồn nước trong khu vực sông Mê Kong. Điều này đồng nghĩa với sự đe dọa trực tiếp đên nhà cửa và đời sống của hơn 300 triệu người ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nam Trung Quốc.

Có hơn 600 loại mây trên thế giới và 54 loài có giá trị trong khu vực các nước Đông dương. Cộng đồng cư dân ở Lào, Campuchia và Việt Nam dựa vào khai thác và mua bán mây, ước tính lên đến 50% tổng thu nhập trong một vài khu vực ở nông thôn.

Hơn 90 phần trăm sản xuất mây ở sông Mê Kông bắt nguồn từ rừng tự nhiên và làm giảm tỷ lệ không bền vững trên phương diện khai thác tài nguyên rừng tự nhiên ở đó.

Cũng tại HCM, Việt Nam: Vào đầu tháng này, 9 công ty mây của Việt Nam, được cho là nơi mà mây giảm nhiều vì nhu cầu và khai thác không bền vững, sẽ đến tham quan khu vực quản lý mây bền vững ở Lào.

Ông Maychome, trưởng phòng nông lâm nghiệp huyện Khamkeut, tỉnh Borikhamxay cho biết: “ Tôi tự hào và vinh hạnh chào đón các nhà kinh doanh của Lào và Việt Nam quan tâm đến các hoạt động mây bền vững”. Được biết, khu vực này do phòng nông nghiệp huyện và WWF duy trì. Việc khai thác và quản lý bền vững nguồn mây trong rừng tự nhiên chứng tỏ như một sự thành công của các dự án quản lý tài nguyên rừng chú trọng lâm sản phi gỗ cải thiện sinh kế địa phương, hỗ trợ xóa nghèo và đạt quản lý mây bền vững.
Việt Nam nhập khẩu mây hơn 40 phần trăm nhu cầu từ Lào và cũng nhập lượng nhiều đáng kể từ Campuchia.

Trên thực tế, đã xuất hiện sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu mây có giá trị thương mại trong thời gian gần đây. Các nhà nhập khẩu nguyên liệu thô từ công ty xuất nhập khẩu Mây Tre Âu cơ đã thống kê rằng, bình thường chúng tôi nhập khẩu từ Lào 5 đến 7 nghìn tấn mây mỗi năm, nhưng không phải là từ khu vực quản lý bền vững. Sau khi học hỏi về dự án mây WWF, chúng ta hiểu nhiều hơn về thu hoạch bền vững. Cũng từ báo cáo kỹ thuật của dự án quản lý mây thuộc WWF, Các loại mây bây giờ rất hiếm và thường mua của Lào. Các nhà máy chế biến mây của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguồn nguyên liệu.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here