Liên Hiệp Quốc: Nổ lực về Năng lượng bền vững có thể hạn chế nóng lên toàn cầu không quá 2oC

0
133

Thỏa hiệp về Khí hậu toàn cầu được tranh cãi trong những năm gần đây và hi vọng thế giới sẽ hạn chế nóng lên toàn cầu không quá 2o C. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc cam kết về tiếp cận năng lượng bền vững toàn cầu có thể là con đường tốt nhất để đạt được các mục tiêu đề ra.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã công bố khởi động chương trình “Năng lượng bền vững cho Tất cả” (SE4ALL) vào năm 2011. Chương trình này gồm 3 mục tiêu chính nhằm đảm bảo tiếp cận rộng rãi năng lượng hiện đại, góp phần làm tăng lợi ích năng lượng tái tạo và tỉ lệ cải thiện về hiệu quả năng lượng cho đến năm 2030. Nếu cả 3 mục tiêu đó được đáp ứng thì khả năng duy trì gia tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2o C ước tính hơn 66%, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Nature Climate Change.

Theo Joeri Rogelj – Nghiên cứu viên tại ETH Zurich, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: Kết quả của ba mục tiêu đặt ra sẽ tạo ra yếu tố quan trọng để hạn chế khí hậu khắc nghiệt như hiện nay.

Trong khi chương trình SE4ALL không nhấn mạnh trực tiếp về vấn đề biến đổi khí hậu nhưng lại chú trọng đến việc tiếp cận năng lượng bền vững, đóng góp một phần cơ bản về giảm phát thải khí nhà kính cũng như giảm đói nghèo. Hệ thống năng lượng toàn cầu, bao gồm vận chuyển; xây dựng; công nghiệp; điện; sản xuất nhiên liệu và khí đốt ước tính khoảng 80% về việc phát thải CO2 do con người gây ra. Nếu mục tiêu làm tăng lợi ích về năng lượng tái tạo được đáp ứng, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng tiếp tục gia tăng nhiệt độ không vượt quá 2 độ dao động từ 40 đến 90 %, không chắc chắn để đảm bảo tính ổn định của khí hậu. Còn nếu mục tiêu hiệu quả năng lượng tăng gấp đôi, cơ hội cải thiện chiếm từ 60 đến 90%. Nếu mục tiêu thứ 3 đạt được tiếp cận năng lượng hiện đại rộng rãi dường như thừa với việc giảm hiệu ứng nhà kính bởi vì nó mang lại nhiều nguồn năng lượng trực tuyến hơn. Nhưng các nhà nghiên cứu tìm thấy tiếp cận năng lượng rộng rãi sẽ ảnh hưởng không đáng kể về khí hậu kể từ khi nguồn năng lượng hiện đại bao gồm nhiên liệu hóa thạch quá hữu hiệu hơn so với những dòng năng lượng truyền thống.

Nhiều tiếp cận năng lượng tạo ra kết quả rõ ràng

David McCollum-Nghiên cứu viên của Viện quốc tế về Phân tích hệ thống ứng dụng cho rằng: Khi chúng ta đề cập đến tiếp cận năng lượng rộng rãi trong nghiên cứu này, chúng ta đang nói về 3 tỷ người hoặc con người sinh sống ở những đất nước đang phát triển (đặc biệt là ở Châu Á, Đông Nam Á và vùng Bán hoang mạc Sahara) không tiếp cận điện năng hoặc vẫn đốt củi, sử dụng than củi hoặc dùng những phương thức cơ bản để nấu nướng. Nếu con người có thể được tiếp cận những thiết bị nấu nướng hiện đại (thậm chí là những thiết bị sử dụng năng lượng hóa thạch, chẳng hạn như dầu lửa hoặc bếp nướng) thì có khả năng gây ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính ngày càng nghiêm trọng.

Tiếp cận năng lượng hiện đại cho toàn thế giới có thể thực sự bổ sung vào mục tiêu hiệu quả năng lượng bằng cách cập nhật toàn bộ hệ thống năng lượng. Các biện pháp có thể bao gồm kết nối toàn cầu, thỏa thuận trong khu vực và trong quốc gia đế hạn chế CO2 thông qua luật thuế hoặc chương trình trao đổi thương mại.

Chương trình Năng lượng bền vững cho toàn cầu là chương trình quan trọng tác động đến nhiều địa phương. Mục tiêu của SE4All với hi vọng đi đến thành công. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, chi phí về kết quả của SE4ALL để tăng đầu tư vào năng lượng từ 0.1 đến 0.7% về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here