Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng cho biết: Hội đồng Quản lý biển Quốc tế (MSC) là tổ chức phi chính phủ rất có uy tín, được thế giới công nhận về phương diện quản lý nghề cá bền vững và cải thiện nguồn lợi thuỷ sản.
<!–
Để có được “bùa hộ mệnh” MSC, nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt…
–>
Trong bối cảnh xúc tiến thương mại thuỷ sản ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn thì chứng chỉ của MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thuỷ sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý Khai thác thuỷ sản (Cục Khai thác & BVNLTS), chỉ trong trường hợp nghề khai thác được đánh giá là đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn chặt chẽ của MSC thì các ngư trường, vùng nuôi, cơ sở chế biến, nhà phân phối, đơn vị bán buôn bán lẻ…mới được sử dụng logo MSC trên các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nghề khai thác này. Sản phẩm được mang nhãn hiệu MSC sẽ được khách hàng quan tâm tiêu thụ với giá cả, thị phần cao hơn.
Để có được “bùa hộ mệnh” MSC, nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như không khai thác bừa bãi làm suy giảm NLTS, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi. Có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế… |
Trước mắt, các đơn vị đã thống nhất lựa chọn một số loại hải sản và vùng khai thác để đăng kí làm thủ tục cấp MSC, gồm cá ngừ đại dương, cá cơm Phú Quốc, ghẹ xanh Kiên Giang & BR- VT, điệp quạt và mực Phú Quý (Bình Thuận). Khi có chứng nhận MSC, 5 sản phẩm trên có cơ hội mở rộng thị trường rất lớn…