Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế

0
143

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế.

 

Chuyên ngành: Nuôi thủy sản nước mặn, lợ
Mã số:
60.62.70
Họ tên học viên: Hoàng Nghĩa Mạnh (Khoa thuỷ sản – ĐH Nông Lâm Huế).
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Mão
Cơ sở đào tạo:
Trường Đại Học Nha Trang.

 

1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu

Cá nâu (Scatophagus argus) là một đối tượng có giá trị kinh tế. Cá có nhiều ưu điểm như giá trị thương phẩm cao, rộng muối, sức sống cao, thức ăn chủ yếu thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ và là đối tượng mang những nét đặc trưng riêng ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Do tập tính ăn tạp của cá, nên loài cá nâu rất có triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài cá khác, nhất là trong mô hình tôm- rừng. Cá nâu còn được nuôi làm cá cảnh (Trần Ngọc Hải, 2006). Người nuôi cá nâu vẫn còn gặp nhiều khó khăn như (i) không chủ động con giống; (ii) sử dụng thức ăn chưa hợp lý; (iii) năng suất nuôi còn thấp. Các nghiên cứu về đối tượng này còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả và một số dẫn liệu chung về sinh học, còn nghiên cứu chuyên sâu về nuôi thương phẩm cá nâu hầu như rất ít. Nghiên cứu này góp phần xây dựng nên các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi thương phẩm cá nâu phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

2. Tóm tắt những kết luận mới của luận văn

1- Thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau (20 – 35%) trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu. Thức ăn có tỷ lệ 30-32% protein trong khẩu phần phù hợp nhất cho cá nâu ở giai đoạn cá có khối lượng 8 – 12g/con.

2- Mật độ nuôi khác nhau (3-10 con/m2) có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự phân cỡ của cá, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, mật độ 3 con/m2 thích hợp nhất cho nuôi cá nâu thương phẩm.

3- Các mức độ mặn khác nhau (0-25‰) có ảnh hưởng đến sinh trưởng, sự phân cỡ của cá và tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, vùng sinh thái có độ mặn 5‰ thích hợp nhất cho nuôi thương phẩm cá nâu.


BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here