Phát hiện thấy Saola tại Lào lần đầu tiên trong hơn mười năm?

0
69

Lần đầu tiên trong hơn mười năm, Saola (Pseudoryx nghetinhensis), một trong những động vật quý hiếm và bí ẩn nhất trên thế giới, đã được xác nhận nhìn thấy tại dãy Trường Sơn dọc biên giới Việt – Lào. Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã công bố rằng vào cuối tháng 8, dân làng ở tỉnh miền trung của Bolikhamxay đã bắt được một con Saola và đưa nó về nuôi.

Khi chính quyền Lào biết được tin tức về các bức hình chụp con Saola, ngay lập tức Văn phòng Nông – Lâm tỉnh Bolikhamxay đã cử một nhóm chuyên gia và các cố vấn của Tổ chức Liên đoàn bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Hội Bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WCS) đến để kiểm tra và giải thoát cho nó. Đó là một con Saola đực đã trưởng thành. Nhưng thật không may, điều kiện nuôi nhốt đã khiến nó bị suy yếu dần và đã chết không lâu trước khi họ tới nơi. Tuy nhiên, con vật đã được chụp ảnh trong khi vẫn còn sống.

Hình ảnh con Saola được phát hiện và bắt giữ tại Lào
Nguồn: Photo: Bolikhamxay Provincial Conservation Unit

Theo ông William Robichaud, Điều phối viên của Nhóm công tác Saola IUCN thì “chắc chắn đây không phải là con Saola cuối cùng mà ai cũng có cơ hội để nhìn thấy”

Saola được mang tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis bởi có hình dáng giống như loài linh dương (oryx) nhưng các phân tích ban đầu về gien cho thấy Saola là một phụ loài của họ bò (bao gồm bò, trâu và dê). Đó là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Saola được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

Saola được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đấy, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con Saola nữa cũng trong năm 1992. Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã loại trừ khả năng có thể tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ XX. Sau này Saola cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào. Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con Saola còn sống tại Lào. Tháng 10 năm 1998 một lần nữa các nhà khoa học đã chụp ảnh được Saola trong tự nhiên trong Vườn quốc gia Pù Mát. Kể từ đó chỉ quay phim được một vài cá thể Saola. Tất cả các Saola được bắt giữ đều đã chết sau vài tuần.

Như vậy, kể từ khi hình ảnh của con Saola được máy ảnh tự động ghi lại tại Lào trong năm 1999 thì đây là lần đầu tiên người ta xác nhận việc phát hiện ra Saola.

Con Saola này đã được báo cáo tìm thấy tại khu rừng thiêng của làng ở huyện Xaychamphon, nhưng không rõ lý do tại sao dân làng lại đưa nó về nuôi nhốt. Sau cái chết của con Saola, nhóm nghiên cứu đã đưa xác của nó đến Pakxan, nơi các nhà sinh học từ Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Thế giới (WCS) và chính phủ Lào bảo quản để phân tích, nghiên cứu và tham khảo. Đây là mẫu đầu tiên của Sao la được bảo quản trọn vẹn.

Tiến sĩ Pierre Comizzoli, nhà nghiên cứu viên của Viện Sinh học bảo tồn Smithsonian và là thành viên của Nhóm công tác Saola IUCN cho biết “Nghiên cứu thông qua xác động vật trong tự nhiên có thể thu được nhiều thông tin mà quá trình dự đoán không thể thực hiện được. Việc thiếu kiến thức về Saola là một hạn chế lớn cho những nỗ lực để bảo tồn nó; Đây có thể là một bước tiến quan trọng trong sự hiểu biết về loài thú bí ẩn này. Rõ ràng việc nâng cao nhận thức về tình trạng đặc biệt của Sao la là cần thiết nhưng không còn nhiều thời gian nữa. Saola có thể tồn tại trong 100 năm, nhưng cũng có thể chỉ sống sót được 12 năm…”

Bà Latsamay Sylavong, đại diện của Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)tại Lào phát biểu “Sự cố này nêu bật tầm quan trọng của Lào trong việc bảo tồn động vật hoang dã trên toàn thế giới. Hầu như không có nơi nào khác trên thế giới tìm thấy Saola và các loài đặc hữu quý hiếm khác.” “Kiến thức về chúng bị hạn chế, do đó, cần phải tăng cường bảo vệ hệ sinh thái và các loài đặc hữu tại Lào, như Saola chẳng hạn. Có nhiều việc cần phải làm”.

Cục Lâm nghiệp Lào (Sở Tài chính) và chính quyền Lào đang kêu gọi dân làng trong khu vực không nên bắt giữ Saola.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here