Quỹ REDD+ mang lại nhiều cơ hội kinh tế cho người dân Indonesia

0
136

Người dân Indonesia đang kiếm thu nhập từ kế hoạch bảo vệ rừng quốc tế bằng cách trồng nấm thay vì dựa vào kỹ thuật đốt nương không bền vững và học lại nghề truyền thống đan chiếu mây.

Theo ông Supardi – Trưởng thôn Manteran II, ngôi làng nhỏ tại trung tâm tỉnh Kalimantan: Con người ở đây cảm nhận rằng, chính phủ không thể giúp đỡ họ, chiến lược Giảm phát thải về Suy thoái và Thoái hóa rừng (REDD+) đã hỗ trợ người dân thông qua lợi ích từ quỹ nhằm thay đổi sinh kế. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta biết ơn REDD+.

Chương trình của Liên Hiệp Quốc (UN) với mục đích làm giảm biến đổi khí hậu, dành cho những quốc gia có nguồn tài nguyên rừng dồi dào và bảo vệ rừng. Kế hoạch này là yếu tố quan trọng của nổ lực Indonesia để đạt được cam kết cắt giảm phát thải còn khoảng 26% từ kinh doanh ở cấp độ bình thường và 41% từ nguồn tài trợ bên ngoài đến năm 2020. Hơn 40 sáng kiến về REDD+ ở Indonesia, trong đó có các vùng thuộc trung tâm Kalimantan.

Trong khi REDD+ tập trung chính vào vai trò của rừng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu do lượng lưu trữ cacbon lớn, Daju Resosudarmo-một nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Rừng thế giới (CIFOR) giải thích, phương pháp để đảm bảo đó là bảo vệ môi trường, quan tâm đến sinh kế của người dân và cộng đồng.

Theo cô Daju Resosudarmo cho hay: Bảo tồn và giảm nghèo đói góp phần vào sự thành công REDD+. Khi người dân có cơ hội kiếm thêm thu nhập, thì cộng đồng được cải thiện các chiến lược về canh tác và kỹ thuật phù hợp với bảo vệ môi trường.

Một dự án được hỗ trợ theo chức năng và nhiệm vụ của Indonesia’s REDD+ và Chương trình Quốc gia dành cho Sức mạnh cộng đồng (PNPM) đã truyền đạt cho người dân vùng Manteran II phương pháp và kỹ thuật trồng nấm sò, một loại sản phẩm từ rừng cận nhiệt đới trên thế giới.

Tất cả người nông dân ở trong làng này thường dựa vào chặt và đốt rừng hoặc lấn chiếm diện tích rừng để trồng trọt như trước đây. Tuy nhiên, hiện nay, chúng tôi muốn tập trung vào trồng loại nấm này mà có thể tạo ra sản lượng nhằm tăng thêm thu nhập kinh tế trong vài tháng.

Nấm sò phát triển trong bao đựng mùn cưa và dễ trồng trong nhà. Nó chứa nhiều vitamin B, chất béo và cholesterol. Đây là hình thức kinh doanh nấm sò thành công tạo cho người dân có thêm thu nhập. Nấm được bó lại thành từng bao và được bán với giá 30,000 rupiah (USD3)/kg. Tại các thành phố lớn, chúng được bán với giá 40,000 rupiah/kg.

Người dân ở đây xây nhà để trồng và duy trì nấm sò. Có 36 người trong một nhóm đào tạo để được hướng dẫn học phương pháp và kỹ thuật. Phụ nữ ở Manteran được đào tạo với nhiều hình thức.

Nhờ REDD+ đã cung cấp chi phí đào tạo và vốn, những bà nội trợ của Henda đang học lại truyền thống bộ tộc Dayak về đan chiếu, vấn đề đang lo sợ việc nghề truyền thống này dần bị biến mất. Do hiện đại hóa, phụ nữ đã quên nghề truyền thống này được xem là truyền thống được truyền từ lâu đời, người dân thuộc bản làng này cho hay.

Mây được trồng ở Kalimantan hơn 100 nay, tuy nhiên, qua 2 thập niên, chính sách của chính phủ được đưa ra để khuyến khích sản xuất công nghiệp mây nội địa nhưng lại làm giảm nhu cầu và giá cả của người tiêu dùng. 30 phụ nữ ở làng Henda được đào tạo làm thế nào để gia công và may loại chiếu Dayak. Họ mất 2 lần 1 tuần để chặt, đan và may thành chiếu trước khi đem sấy khô. Mỗi màu của chiếu được làm ra phải mất 1 tuần để hoàn thành và được bán với giá 500,000 rupiah (US$52). Trong tương lai, họ sẽ có nhiều cuộc thảo luận làm thế nào tạo ra thị trường về chiếu nhiều hơn. Người dân ở Henda muốn chương trình tiếp tục duy trì bởi vì nó giúp tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here