Tầm quan trọng của Hội nghị Rio +20 đối với nông dân

0
70

Theo nguồn tin từ Rio 20+, Chính phủ của các nước cùng nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên thế giới đã tổ chức Hội nghị lần thứ 20 của LHQ về phát triển bền vững được diễn ra từ ngày 20 đến 22/6 tại Rio de Janeiro, Brazil, đánh dấu 10 năm sau Hội nghị thượng đỉnh TG về Phát triển bền vững tại Johannesburg, Nam Phi.

Mục đích của Hội nghị nhằm định hướng việc xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong tình trạng dân số đông như hiện nay.

Tổ chức Nông lương LHQ đã có văn bản “Hướng đến tương lai mà chúng ta mong đợi”, kết hợp giảm đói nghèo và phát triển bền vững. Đây là lời kêu gọi cho quá trình quản lý Nông nghiệp và hệ thống canh tác tốt hơn.

Hiện nay, hệ thống canh tác sử dụng 30% năng lượng toàn cầu. Cây trồng và động vật sử dụng 70% lượng nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo báo cáo của FAO, tổn thất và lãng phí lương thực chiếm tỷ lệ cao (khoảng 1 tỉ tấn lương thực mỗi năm, chiếm 1 phần 3 tổng sản lượng thế giới). Ngoài ra, ước tính trong 7 người sẽ có 1 người không có đủ thức ăn hằng ngày .75% người nghèo hầu hết sống ở nông thôn, đa số họ làm nông nghiệp và một số ngành nghề liên quan khác.

Tổ chức này ghi nhận, sản lượng lương thực cần tăng thêm ít nhất 0.4% để đạt đến 60% so với chỉ tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu cho tổng dân số là 9 tỷ người trên thế giới.

Ông Alberto Sandoval – thành viên tổ chức FAO về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho rằng, thực hiện hai vấn đề chủ yếu đó là “ tăng và giảm”. Thứ nhất là tăng việc ăn kiêng (ăn nhiều trái cây và rau xanh) và thứ hai là giảm tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường. Ông Alberto Sandoval cho biết thêm: “ Chúng ta phải chuyển đổi sản xuất lương thực và vận chuyển chúng sao cho đảm bảo xóa đói, giảm nghèo và con người đều khỏe mạnh và đủ thức ăn trong những năm tới.

Bên cạnh đó, nông dân phải mở 500 triệu trang trại nhỏ ở các nước đang phát triển. Họ cần có quyền quản lý nguồn tài nguyên như đất trồng và nguồn nước. Theo chuyên gia dinh dưỡng, Florence Egal cho rằng, việc gia tăng sản xuất không chỉ giúp cho nông dân mà còn cho ngành công nghiệp liên quan khác. Ông Florence Egal thêm vào, thách thức mà chúng ta đang đối mặt là tạo cơ hội việc làm để tăng thu nhập cho những người không có đất trồng hoặc những người không có khả năng lao động. Vận chuyển lương thực, chế biến hoặc thương mại hóa sẽ là cơ hội tốt cho họ. Do đó, chúng ta cùng nhau phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here