Trà thảo dược làm từ lá cây gió bầu

0
137

Trầm hương tên tiếng anh thường gọi là Agarwood hoặc Agar là loại nhựa cây cứng đọng trong thân cây gió bầu có màu tối được tìm thấy nhiều ở Đông Nam Á. Trầm hương được tạo ra trong thân cây gió khi cây bị tác động bởi nhiêu nguyên nhân khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khi chưa bị tác động, gỗ cây gió bầu thường có màu trắng sáng tuy nhiên sau khi bị tác động, một phần gỗ cây chuyển sang màu tối và có mùi thơm đặc trưng do sự kết tụ nhựa cây ở các vị trí bị tác động. Tại các vị trí này, gỗ cây có màu sẫm do nhựa cây bao cứng quanh vùng gỗ lõi. Phần nhựa cây bao cứng phần gỗ lõi có tên là trầm hương có giá trị cao ở nhiều nền văn hóa Á châu do mùi thơm đặc trưng được sử dụng làm nhang hoặc hương liệu.

Một trong những nguyên nhần làm nâng cao giá trị sử dụng của trầm hương là do sự khai thác suy kiệt nguồn cung trong tự nhiên. Từ năm 1995, Cây gió bầu được ghi nhận trong phụ lục II thuộc loài cây có tiềm năng bị đe dọa bởi hội nghị thương mại quốc tế về các loài động thực vật có trong tự nhiên bị nguy cấp. Năm 2004, các loài thuộc nhóm cây gió bầu đều được ghi nhận trong danh mục II .

Trầm hương và tinh dầu trầm được sử dụng nhiều và có giá trị trong nhiều nền văn hóa, tôn giáo của nhiều nền văn minh cổ trên thế giới. Trầm hương được mô tả trong các bản chép tay cổ nhất, kinh Vedas bằng tiếng Sanskrit từ Ấn độ. Đầu thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, biên nhiên sử ghi chép kỳ hoa dị thảo nam phương của Wa Zhen thuộc triều đại Đông Chu đã mô tả về trầm hương của vùng Rinan commandery (trung kỳ Việt nam ngày nay) đồng thời mô tả kỹ phương pháp khai thác trầm hương từ rừng sâu.

Từ những năm 1580 chúa Nguyễn Hoàng chiếm cứ các tỉnh trung kỳ việt nam đã giao thương với nhiều quốc gia khác trong khu vực đặc biệt là Trung quốc và Nhật bản qua cảng Hội An. Trầm hương được xuất khẩu đến nhiều nước dưới tên kỳ nam, trầm hương và gỗ giác trầm qua Li Tana (1998) trong ấn phẩm Chúa Nguyễn đàng trong: miền nam Việt nam thế kỷ XVII-XVIII đã mô tả một lượng kỳ nam ở Hội an chỉ có giá 15 lạng bạc nhưng được bán với giá 600 lạng ở Nagasaki . Do có giá cả cao và lợi nhuận lớn, Chúa Nguyễn đàng trong đã nhanh chóng đưa mặt hàng kỳ nam thành mặt hàng độc quyền của triều đình. Li Tana cũng ghi chép lại rằng chính nhờ sự độc quyền thương mại kỳ nam đã làm ngân khố chúa Nguyễn Đàng trong vững chắc trong những năm đầu lập quốc.

Người trồng cây gió bầu (còn thường được gọi là cây trầm mặc dù nó chính là cây gió được dùng đề khai thác trầm hương) đang có thêm nguồn thu nhập mới khi trên thị trường đã xuất hiện thêm loại trà thảo dược làm từ lá của loài cây này.

 

Sau 8 năm nghiên cứu hiệu ứng của loại nước uống này, ông Souvanh Keosavang đã thành công trong việc sản xuất trà từ lá cây gió bầu trở thành loại nước uống thảo dược ở Lào.

Ông Souvanh hiện nay là Giám đốc điều hành của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu dược phẩm Thepnimid với vốn đầu tư đến 600.000 US$ để xây dựng quy trình và thiết bị sản xuất loại nước uống thảo dược này.

Nhà máy hiện nay được đặt tại huyện Pakxan của tỉnh Borikhamxay cách Vientiane khoảng 150 km.

Ông Souvanh là nhà sản xuất đầu tiên của Lào sử dụng cây gió bầu thương mại hóa loại sản phẩm này cũng như đã sản xuất nhiều loại trà thảo dược khác từ các loài cây bản địa quanh vùng Vientiane, các tỉnh Borikhamxay, Savannakhet và Champassak.

Công ty của ông Souvanh đã chiết xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau từ cây gió bầu, tạo cơ hội cho người trồng cây có thêm cơ hội bán sản phẩm cho nhà máy. Nông dân đầu tư canh tác loài cây này cũng hy vọng loại sản phẩm mới này sẽ mang lại lợi nhuận trung gian trong thời gian chờ đợi được bán sản phẩm mong đợi cuối cùng là trầm hương.

Tuy nhiên, để có thể bán được sản phẩm trầm hương, người trồng cây phải chờ đợi đến 10 năm, người trồng từ nay có thể kiếm được tiền từ loài cây này trong thời gian đợi chờ sản phẩm cuối cùng

Cây trồng 9 tháng tuổi có thể khai thác lá để bán cho nhà máy để bào chế trà thảo dược

Sản phẩm hiện nay được sản xuất và đưa vào thị trường có tên thương phẩm là “Green Gold” và đã được bán ở thị trường nội địa trong suốt kỳ SEA Games năm ngoái

Các nhà sản xuất trà cũng đã hợp tác với công ty Việt nam để bào chế các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ cây gió bầu khác nhằm cung cấp thêm sản phầm làm giảm các chứng đau đầu và giải rượu

Hiện nay sản phẩm của công ty vẫn đang còn ít và công suất sử dụng khoảng 300 kg nguyên liệu thô mỗi ngày. Đây cũng chính là lý do công ty đang chờ đợi sự phê chuẩn của Cục thực phẩm và dược liệu thuộc bộ Y tế trước khi mở rộng sản xuất.

Người nông dân đang bán lá cây gió bầu cho nhà máy khoảng 2000 kip/kg ở Lào, khoảng 1000 bath/kg ở Thái lan

Nhà máy hiện nay đang có nguồn nguyên liệu nhiều hơn nhu cầu sử dụng, chỉ tính riêng ở tỉnh Borikhamxay có thể cung cấp đến 10 tấn lá mỗi ngày.

Công ty đang có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Á và các vùng lân cận. Sản phẩm hiện nay đang được gởi mẫu sang kiểm định chất lượng và tiêu chuẩn tại nhiều quốc gia mưu cầu có thể xuất khẩu được.

Bên cạnh đó, công ty đang đầu tư khoảng 3 triệu USD vào việc mở rộng sản xuất.

Ông Souvanh hi vọng rằng việc kinh doanh của mình sẽ thành công. Cây gió bầu ở quốc gia Lào sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán các loại lá đến các nhà máy. Công ty này còn có kế hoạch thu mua các loại lá của các nông dân trong năm năm tới để sản xuất các loại trà thảo dược khác nhau.

Ông Souvanh còn khẳng định, công ty ông sẽ không bán cây gió bầu này đơn giản cho người mua và cho rằng trên mảnh đất của nước Lào, con người chỉ trồng được cây gió bầu, nhưng không nhiều người sẽ biết được phương pháp tốt nhất của chúng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here