Hội thảo khoa học quốc tế về hợp tác nghiên cứu và mạng lưới hoạt động về sự ổn định lương thực, an toàn thực phẩm và an ninh dinh dưỡng trong Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ III

0
148

Từ ngày 21-22 tháng 07 năm 2016, Đại diện Phòng KHCN-HTQT và đoàn cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tham gia “Hội thảo khoa học quốc tế về hợp tác nghiên cứu và mạng lưới hoạt động về sự ổn định lương thực, an toàn thực phẩm và an ninh dinh dưỡng trong Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ III – Tập trung về lúa nếp, giá trị sản phẩm gạo nếp và an toàn thực phẩm” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường Đại học Kasetsart (Thái Lan) tổ chức.

Hội thảo đã nghe các trình bày nghiên cứu về lúa nếp ở Thái Lan, Lào, và Việt Nam. Đây là hướng nghiên cứu có triển vọng để phát triển vì giá trị dinh dưỡng, kinh tế và thị trường tiềm năng của Lúa nếp ở nhiều nước trên thế giới. Các bài trình bày bao gồm:
  1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa nếp ở miền Trung Việt Nam- TS. Nguyễn Quang Cơ, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế
  2. Bảo quản và chế biến lúa nếp ở Quảng Trị, Việt Nam – TS. Nguyễn Hiền Trang và TS. Nguyễn Đức Chung, Khoa Cơ khí – Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Huế
  3. Tình hình sản xuất lúa nếp tại tỉnh Gia Lai – PGS. TS Nguyễn Danh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai
  4. Sự lây nhiễm độc tố nấm và các chủng nấm sinh độc tố trong lúa nếp và một số loại lúa ở các nước tiểu vùng sông Mekong – PGS. TS. Warapa Warapa Mahakarnchanakul -Khoa công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan
  5. Thực trạng thị trường gạo nếp ở Thái Lan – TS. Orachos Napasintuwong – Khoa Kinh tế, Đại học Kasetsart
  6. Chất lượng vi sinh vật trong nếp và sản phẩm gạo nếp ở vùng Đông Bắc Thái Lan và tỉnh Savannakhet, Lào – TS. Chuenjit Chancharoonpong – Khoa Tài nguyên và nông nghiệp, Đại học Kasetsart
  7. Sự bất dục hạt lúa được quan sát ở giống lúa phổ biến, Thadokkham1, trong mùa khô tại phía Nam nước Lào – Một quy trình đơn giản khảo sát sự bất dục của hạt lúa do cảm ứng nhiệt độ tại ruộng lúa địa phương – TS. Phoudalay Lathvilayvong – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giống lúa Thasano – Savannakhet – Lào
  8. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật cải thiện đất cát nhiễm mặn đến năng suất lúa ở vùng Đông Bắc Thái Lan do TS. Suphasit Sitthaphanit – Khoa Tài nguyên và nông nghiệp, Đại học Kasetsart
Hội thảo đã thảo luận về kế hoạch hợp tác trong thời gian tới về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ Lúa nếp ở 3 nước Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Đặc biệt, Đại học Kasetsart đã đưa ra nhiều đề nghị để phát triển hợp tác với Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế về trao đổi cán bộ, sinh viên, phát triển các nghiên cứu chung, tổ chức các khóa đào tạo, tổ chức hội thảo và nhiều hoạt động khác. Trong thời gian tới, 2 bên sẽ thảo luận ký lại thỏa thuận hợp tác giữa 2 trường đã ký vào năm 2005, đồng thời trường đại học Kasetsart sẽ gửi sinh viên, học viên cao học sang thực tập ở Đại học Nông Lâm Huế, cấp một số học bổng cho cán bộ sang Đại học Kasetsart để học tập, tham dự hội nghị, hội thảo.
Quý Thầy/Cô quan tâm có thể đăng ký tham dự hội thảo quốc tế: “International Conference on Sustainable Agriculture and Bioeconomy 2017” during 27 February – 2 March 2017 at Bangkok International Trade & Exhibition Centre (BITEC), Bangkok, Thailand. Sau khi Thầy/Cô nộp bài tham dự và được chấp nhận trình bày tại hội thảo, có thể liên hệ với Phòng KHCN-HTQT để đăng ký xin tài trợ chuyến đi từ Đại học Kasetsart. http://agbio2017.com/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here