Khi sông Mekong khô hạn

Vừa qua, cuộc họp Ủy ban sông Mekong (MRC) được tổ chức tại cố đô Luang Prabang, Lào bàn về việc gửi thư mời đại diện Bắc Kinh tại Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự hợp tác trong việc tìm kiếm các giải pháp dòng chảy ở sông Mekong, con sông lớn chảy qua 6 nước và là dòng sông chính của Đông dương này đạt mức nước thấp nhất trong năm 50 năm trở lại đây. Thông qua cuộc họp, các nước thành viên thuộc MRC cũng nhất trí gửi thư biểu lộ sự quan ngại về chính sách sử dụng nước thượng nguồn của Trung Quốc qua sự việc trên.

Ảnh sông Mekong (Nguồn: Internet)

Tại Viêng Chăng, các chuyên gia môi trường và chính phủ của các nước thuộc Ủy ban sông Mekong đều cho rằng mực nước sông Mekong thấp là do chính sách quản lý ở Trung Quốc. Thái Lan đang kêu gọi các thành viên MRC gồm Lào, Campuchia, Việt Nam, trong đó có Thái Lan gây sức ép ngoại giao đối với Bắc Kinh. Ủy ban sông Mekong là cơ quan liên chính phủ nhằm thúc đẩy và hợp tác quản lý bền vững, phát triển lưu vực sông Mekong. Thủ tướng Thái Lan, Abhisit Vejajiva cho biết sẽ yêu cầu Trung Quốc quản lý dòng nước thượng nguồn của con sông này tốt hơn, điều này sẽ cải thiện dòng chảy sông Mekong qua các nước Đông Nam Á.

Sông Mekong là sợi dây liên kết thương mại quan trọng giữa Trung Quốc với khu vực thương mại tự do ASEAN. Mekong cũng là nơi hội nhập kinh tế gần gũi hơn giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Tuy nhiên, do tình hình mực nước sông này thấp hiện nay, nên đã xuất hiện khó khăn giao thương đường thủy bằng các tàu hàng. Lượng hàng vận chuyển hiện nay tương đương khối lượng phải dùng 50 xe tải mỗi ngày nếu sử dụng đường bộ. Mực nước thấp cũng tác động đến nước uống và nước tưới tiêu vụ mùa mùa khô. Theo MRC, hệ thống tưới tiêu và trạm bơm cho nước uống bị ảnh hưởng ở các thành phố Viêng Chăn, Borikhamxay và Khammuan, gây nên tình trạng thiếu nước ở Luang Prabang.

Theo tin từ Băng Cốc, các chuyên gia môi trường và truyền thông đưa tin, sông Mekong khô hạn là do lỗi của Trung Quốc đang xây dựng nhiều đập nước hoặc tác động nhiều ở thượng lưu sông Mekong. Theo các nhà hoạt động cơ sở mạng lưới MRC ở Băng Cốc, người dân ở Myanmar, miền Bắc Thái Lan và Lào phải chịu đựng tổn thất về sản lượng cá và các nguồn lợi thủy sản khác, làm ảnh hưởng đến kinh tế và sinh kế của cộng đồng dân cư dọc 2 bờ sông.

Theo các ý kiến bình luận về các đập nước gần đây, Trung Quốc đã có lời biện hộ cho mình để giải thích về việc đổ lỗi về sự giảm thiểu mực nước sông Mekong gây hạn hán khắc nghiệt cho các nước vùng hạ lưu.

Một trong những phái viên Bắc Kinh cho rằng tỷ lệ mực nước trên Mekong thuộc địa phận Trung Quốc ít hơn 1/5 mực nước trên sông. Chính điều này gây ra tranh cãi Trung Quốc về sự sử dụng nước vùng thượng lưu không thể có ảnh hưởng lớn đến mực vùng hạ lưu như thế.
Ông Chen – Đại sứ quán Trung Quốc ở Băng Cốc phát biểu trong các cuộc họp báo về vấn đề này rằng, trong suốt chuyến thăm Băng Cốc, đập ngược dòng không phải là nguyên nhân gây ra mực nước thấp trên sông. Cũng theo báo chí ở Thái lan đưa tin, Trung Quốc không thể làm bất cứ gì gây ra thảm hại đối với các nước láng giềng trên sông Mekong.

Ông Damian Kean thuộc phòng thông tin MRC nhấn mạnh, vào điểm này, chúng ta không có bằng chứng trực tiếp mực nước thấp là do các đập Trung Quốc gây ra, lượng mưa rất ít trong suốt mùa mưa những năm gần đây và mùa mưa kết thúc sớm hơn 4 tuần so với bình thường.

Phân tích của MRC đã đưa ra kết luận, giai đoạn mùa khô hiện nay, được gây ra bởi lượng mưa thấp nhất trong vùng trong 50 năm trở lại đây.