Liệu có thảm họa dịch bệnh lây từ vật nuôi sang người ở thế kỷ này?

Thảm họa bệnh dịch ngày càng gia tăng với tầm mức kinh thiên động địa trong thời đại ngày nay. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, bệnh AIDS do virút HIV xuất hiện lần đầu tiên ở nước Công Gô bên châu Phi, tấn công thẳng vào hệ thống miễn dịch của con người, làm người bệnh mất khả năng đề kháng với bệnh tật, đã lan rộng sang các châu lục khác và được coi là dich bệnh của tử thần hiện vẫn chưa có lời giải. Nhiều giả thiết cho rằng do quy trình sản xuất vắc – xin bại liệt có khâu sơ xuất không lường trước được, đã là tác nhân kích chấn virut HIV ở dạng không hoạt động sang hoạt động và từ đó bệnh phát triển và lây lan.
Năm 1986 bệnh bò điên (mad cow disease) xuất hiện ở Anh quốc làm xốp não người ăn phải mầm bệnh, đã gây kinh hoàng thế giới, không phải do số người chết do bệnh này gây ra, mà là tính chất nhiêm trọng chưa từng thấy ở mầm bệnh. Mầm bệnh chỉ là các mảnh protein dị thường sinh ra trong các tế bào não và khi gặp các chất protein trong não có cấu trúc bậc một tương đồng, thì nó sẽ biến các protein bình thường này thành các protein dị thường giống như nó và hậu quả là làm não con người xốp như miếng pho mát (cheeses). Điều kinh khủng nhất là khi cơ thể con người nhiễm mầm bệnh thì con người vẫn bình thường không có bất cứ sự thay đổi các chỉ số sinh lý nào. Mầm bệnh không bị tiêu diệt bằng các phương pháp sát trùng thông thường kể cả nung trong lò 360 0c.

Bệnh cúm gà (bird flue) đang có nguy cơ bùng phát trở lại ở châu Á trong đó Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác trong vùng đang đứng trước sự đe dọa của thảm họa này. Tổ chức y tế thế giới (World Health Organisasion, WHO) cảnh báo rằng: khi nào virút này biến thể thông qua động vật có vú trung gian và lây sang người và từ người lây trực tiếp sang người, thì bệnh này sẽ tạo nên thảm họa dịch bệnh kinh hoàng cho loài người hiện nay. Nếu điều xấu đó sảy ra thì 1/4 loài người có thể bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Bệnh này gây chết người rất nhanh chứ không cần thời gian ủ bệnh 8 đến 10 năm như bệnh AIDS hay 4 đến 5 năm ủ bệnh như bệnh bò điên. Theo thống kê cho biết vào năm 1918 (giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ nhất) bệnh cúm gà này đã cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người trên thế giới và số lính chết vì bệnh cúm đã cao hơn số lính chết trận và phải chăng đó là nguyên nhân làm chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ nhất? thì chúng ta hãy tự suy ngẫm và rút ra bài học.

Người ta cho rằng bệnh dịch là do vi trùng hay virút sống trong trái đất gây ra mà bản chất kháng nguyên sinh học của chúng cũng là các protein mà thôi. Việc sinh tổng hợp protein thì do ADN trong nhân tế bào kiểm soát. Do vậy con người coi bệnh dịch là yếu tố bất thường (đột biến cấu trúc của các vi trùng) gây ra trên trái đất và tấn công sức khỏe con người. Nhưng ít người biết đến rằng: có những vi trùng từ ngoài vũ trụ mang tới trái đất. Nhà bác học lừng danh Crick được nhận giải thưởng Nobel cùng với ngài Watson năm 1953 về khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN, vào cuối đời đã ghi nhận rằng: ADN chứa các gene di truyền có nguồn gốc từ ngoài đưa vào trái đất. Sự ghi nhận này bị nhân loại lãng quên do quan điểm vật chất khống chế.

Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo: có thể sẽ có nhiều vật thể lạ, vi trùng lạ từ vũ trụ xâm nhập vào trái đất. Những vi trùng mới từ vũ trụ xâm nhập vào trái đất có thể coi là những gene lạ xuất hiện ở chất ADN của sinh giới, trong đó có những gene tạo ra vỉ trùng vi rút mới mà giới khoa học không thể hiểu được như các prion ở bệnh bò điên là một ví dụ điển hình.

Không còn nghi ngờ gì nữa giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này thế giới đã chứng kiến biết bao những thảm họa tự nhiên sảy ra, và tính chất dồn dập, nghiêm trọng và kinh hoàng ngày càng gia tăng. Thảm họa tự nhiên do đâu mà có và nó có ý nghĩa gì đối với nhân loại? Thì dường như vẫn chưa được loài người nhìn nhận thỏa đáng.

Nhận thức của chúng ta về nguy cơ thảm họa bệnh dịch đã rõ, nhưng từ nhận thức chuyển sang thay đổi thái độ và hành động hợp với những chỉ dẫn thú y và y tế thì còn là chuyện phải bàn. Tuyên truyền giáo dục trách nhiệm với chính sức khỏe của mỗi người và cộng đồng trước nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan sang người vẫn là một giải pháp cần thiết và lâu dài cho những cộng đồng dân trí chưa cao ở nông thôn.