Mối liên hệ giữa ong bản địa và trang trại cà phê

Theo một nghiên cứu mới của trường Đại học Michigan ở Mỹ, các trang trại trồng cafe dưới tán giúp bảo tồn các giống ong bản địa, duy trì đa dạng sinh học tại các vùng nhiệt đới.

Thông qua việc thụ phấn cho hoa tại các trang trại trồng cafe chịu bóng và tại các vùng rừng lân cận, các con ong giúp bảo tồn đa dạng nguồn gen của các cây bản địa còn sót lại. Một số giống ong bản địa giúp tăng khả năng sinh sản và đa dạng nguồn gen của các loài cây này.
Ngày nay, ở khắp mọi nơi, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng đất canh tác, vùng chăn thả gia súc hoặc khai thác rừng tự nhiên lấy gỗ khiến cho khoảng 3,21 triệu ha diện tích rừng nhiệt đới bị phá huỷ mỗi năm. Các trang trại trồng cafe thường được trồng tiếp giáp với rừng, bao phủ hơn 2,7 triệu ha.

Trong ba thập kỷ qua, nhiều người trồng cafe Mỹ La Tinh đã không sử dụng kỹ thuật truyền thống là trồng cafe dưới tán cây tự nhiên nữa mà phát triển các đồn điền café sinh trưởng dưới ánh sáng trực xạ nhằm mưu cầu sự gia tăng đáng kể năng suất sản phẩm. Các đồn điền truyền thống với cách trồng truyền thống vì thế đã được chuyển đổi sang dạng “sun coffee” nghĩa là café được canh tác với ánh sáng trực tiếp. Cây che bóng tự nhiên vì thế mà bị chặt đốn để giải phóng không gian dinh dưỡng và vai trò phòng hộ.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các đồn điền café canh tác café chịu bóng thúc đẩy sự đa dạng sinh học bằng cách tạo ra nơi trú ngụ cho các loài chim di trú, các loài dơi và các loài sinh vật có ích khác. Các đồn điền này cũng cần ít phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hơn là các đồn điền cafe canh tác café ưa sáng trực xạ.

Kết quả nghiên cứu được công bố của Đại học California tại Berkeley, về vai trò của ong bản địa trong việc thụ phấn cho cây tự nhiên ở bên trong và xung quanh trang trại trồng cafe chịu bóng ở các cao nguyên miền nam Chiapas, Mexico, nơi hiện nay các khu rừng nhiệt đới chiếm ít hơn 10% diện tích đất đã báo cáo rằng, với đối tượng nghiên cứu là cây saquiyac (hay còn gọi là cây Miconia affinis), một giống cây bản địa được nông dân cho phép mọc tràn lan ở các trang trại cafe bởi vì chúng giúp kiểm soát tình trạng xói mòn đất thì đặc biệt chỉ có các loài ong bản địa mới có khả năng giúp cho loại cây này thụ phấn. Nghiên cứu này còn được kết hợp với việc phân tích gen hạt giống cây Miconia affinis. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các cây mọc tại các trang trại trồng cafe trong bóng râm được thụ phấn nhiều hơn 2 lần so với các cây trồng tại khu vực rừng lân cận. Điều này giúp tạo nên sự đa dạng về gen cho các cây con được trồng trong bóng râm tại các trang trại.

Các phân tích về hạt giống cây cho thấy phấn hoa của các cây trồng trong rừng chỉ có thể sản sinh được 65,1% so với các hạt giống của các cây M. affinis trồng tại các trang trại trồng cafe trong bóng râm. Điều này chứng tỏ những con ong bản địa giúp thúc đẩy sự luân chuyển nguồn gen giữa rừng trồng và các trang trại cafe – cầu nối giữa hai dạng môi trường sống – và chính các trang trại trồng cafe trong bóng râm được coi như là kho bảo tồn đa dạng gen của giống cây M. affinis địa phương.

Ngoài ra, những con ong bản địa còn có khả năng tha phấn hoa đi được chặng đường xa gấp đôi trong môi trường cafe được trồng trong bóng râm hơn là trong môi trường rừng. Hành trình này dài khoảng 1 dặm – khoảng cách này là hành trình dài nhất của những con ong nhiệt đới bản địa được ghi nhận. Nghiên cứu này cũng khẳng định về việc có thể áp dụng mở rộng cho các loại côn trùng, bọ có ích khác những loài tham gia thụ phấn đặc hữu cho khoảng 8% tổng số loài thực vật hiện hữu được biết trên hành tinh ngày nay cũng như các loài cây tự nhiên khác vốn duy trì được sự tồn tại nếu không có sự hỗ trợ phát tán hạt phấn của loài ong mật.