Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc Cơ Tu

0
191

Cũng như­ nhiều dân tộc thiểu số khác, đời sống của ng­ười Cơ Tu ở khu vực Đông Tr­ường Sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam hiện đang còn rất nhưiều khó khăn, thiếu thốn. Để giúp cho ng­ười Cơ Tu vư­ợt qua các khó khăn này, trong những năm qua, Nhà n­ước cũng như­ các tổ chức Quốc tế đã và đang triển khai nhiều chương trình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho ngư­ời dân. Tuy nhiên, do ch­ưa xem xét kỹ đến các yếu tố tác động đến việc chuyển giao TBKT cho ng­ười dân tộc thiểu số nên nhiều ch­ương trình đã không đạt đư­ợc các kết quả như­ mong muốn. Nhiều TBKT đã được chuyển giao như­ng không đ­ược ng­ười dân áp dụng vào sản xuất, từ đó đã gây nên sự lãng phí về công sức, kể cả tiền của của các bên tham gia. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao TBKT vào sản xuất, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp chuyển giao TBKT thích hợp để phát triển sản xuất và góp phần xoá đói giảm nghèo (XĐGN) cho đồng bào dân tộc Cơ Tu.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Hai ph­ương pháp chính là: Nghiên cứu định tính và định lư­ợng với các phư­ơng pháp thu thập thông tin như­: Phư­ơng pháp xã hội học; Dân tộc học; Phiếu điều tra; Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA); SWOT,… đã đư­ợc áp dụng trong nghiên cứu.

Nghiên cứu đ­ược tiến hành tại 02 xã A V­ơng và Bhalee, huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, trong thời gian từ 8/2002 đến 1/2004. Tổng số 80 hộ nông dân đã đ­ược chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn theo các bản câu hỏi đã đựơc thiết kế sẵn cho mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, nhiều nhóm đối tượng khác như­: cán bộ địa phư­ơng các cấp, các cán bộ khuyến nông, các nhà hoạch định chính sách cũng đã tham gia vào các hội thảo, hội nghị hoặc phỏng vấn nhóm để cung cấp thông tin cho nghiên cứu.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Ảnh hư­ởng của điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội đến chuyển giao TBKT:

– Ảnh hư­ởng của điều kiện tự nhiên: Cũng như­ hầu hết các xã vùng cao khác ở miền Trung, điều kiện tự nhưiên ở hai xã A V­ơng và Bhalee có rất nhiều khó khăn. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn, đất canh tác hẹp, nghèo dinh dư­ỡng và khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên hạn hán vào mùa khô và ngập úng vào mùa m­ạ. Hơn nữa, phương thức canh tác nương rẫy là chủ yếu với kỹ thuật lạc hậu,…các yếu tố này đã ảnh hưởng rất bất lợi đến việc chuyển giao cũng như­ áp dụng các TBKT mới vào sản xuất. Do vậy, việc lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương với chi phí đầu vào thấp là rất cần thiết cho sự thành công của các chương trình chuyển giao. Với tiềm năng hiện có, việc phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng cộng đồng và theo hướng nông-lâm kết hợp để vừa có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa bảo vệ nguồn nước và tăng thu nhưập cho người dân là một hướng sản xuất phù hợp tại địa phương.

– Ảnh hưởng của trình độ dân trí đến việc tiếp nhận TBKT: Kết quả điều tra cho thấy trình độ dân trí của người dân ở vùng nghiên cứu rất thấp. Tỷ lệ mù chữ rất cao (40%) và hầu hết ở nhóm người trong độ tuổi lao động. Số còn lại hầu hết chỉ biết đọc, biết viết. Hầu hết những người trong độ tuổi lao động không nói được tiếng Kinh, nhất là phụ nữ. Trình độ của cán bộ thôn, xã chủ yếu là ch­a hết cấp I. Dân trí quá thấp đó là một trong những khó khăn lớn trong việc chuyển giao TBKT. Thực tế cho thấy, tập huấn là phương thức chủ yếu để chuyển giao các TBKT vào sản xuất hiện nay tại địa phương. Tuy nhiên, do đối tượng được tập huấn không phù hợp, chỉ những người biết chữ và tiếng Kinh mới tham gia tập huấn, như­ng họ lại không phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất. Hơn nữa phương pháp giảng dạy, tài liệu tập huấn, thời điểm tổ chức lớp học,… không phù hợp, do vậy hiệu quả của tập huấn rất hạn chế. Các kiến thức đã học thường không được áp dụng vào thực tế và bị lãng quên. Trong điều kiện hiện tại, việc xây dựng thành công các mô hình sản xuất và sử dụng các mô hình này để tập huấn cho người dân theo lối “cầm tay chỉ việc” và để nhân rộng ra sản xuất theo cách “nông dân tự chuyển giao cho nông dân” là phương pháp thích hợp nhất để chuyển giao TBKT cho người dân.

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế hộ đến việc áp dụng các TBKT:

2.2.1. Tìnhư hình kinh tế của các hộ điều tra:

– Tình hình nghèo đói của hộ: Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ đều rất khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo đói khá cao, 78,4%. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói (sơ đồ 1) là: Thiếu vốn (54%), văn hoá thấp, không có kiến thức và kinh nghiệm làm ăn (17%), thiếu lao động, ốm đau bệnh tật (17,2%), đông con (10,3%).

SƠ ĐỒ 1: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN ĐÓI NGHÈO Ở

HAI XÃ AV­ƠNG VÀ BHALEE CỦA HUYỆN TÂY GIANG-QUẢNG NAM

– Năng lực sản xuất của hộ: Kết quả điều tra trên 4 yếu tố quan trọng cho sản xuất là đất đai, lao động, t­ liệu sản xuất và vốn sản xuất, cho thấy:

Nhìn chung không có sự khác nhau nhiều về diện tích đất sản xuất giữa các nhóm hộ (bảng 1). Đất của hộ chủ yếu là đất rẫy và đất rừng. Các hộ khá và trung bình có thêm một diện tích rất ít đất trồng lúa nước, bình quân 48 m2 và 30m2/hộ, riêng các hộ nghèo không có đất trồng lúa nước.

Bảng1: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ

(Tính bình quân 1 hộ) ĐVT: m­­2

Loại đất

Nhóm hộ nghèo

Nhóm hộ trung bình

Nhóm hộ khá

Lúa rẫy

3750

4065

3860

Lúa nước

0

30

48

Rừng

1126

1100

1420

Vư­ờn

760

820

800

Ao

6

9

8

Nguồn: Số liệu điều tra

Lao động: Bình quân nhân khẩu/hộ khá cao (6,5 người), số nhân khẩu giảm dần từ nhóm hộ nghèo (7 khẩu/hộ) đến nhóm hộ khá (5,9 khẩu/hộ). Ngược lại, bình quân lao động/hộ lại tăng từ 2,25 lao động/hộ ở nhóm nghèo đói lên 2,75 lao động/hộ ở nhưóm hộ khá. Chất lượng lao động rất thấp, hầu hết các chủ hộ chỉ có trình độ văn hoá cấp I và II, có 32,8% số chủ hộ ở nhóm nghèo và 11,1% chủ hộ ở nhóm trung bình bị mù chữ. Có thể thấy rằng các hộ đều có đông nhân khẩu như­ng ít lao động và trình độ văn hoá thấp là một hạn chế lớn trong việc tiếp thu các TBKT vào sản xuất. Vì vậy các biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ sinh và nâng cao chất lượng của lao động là rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho các hộ, nhất là hộ nghèo.

Tư­ liệu sản xuất (TLSX) là yếu tố vật chất quan trong trong sản xuất, kết quả điều tra cho thấy, giá trị TLSX bình quân là 3.530.000đ; 3.150.000đ và 1.960.000đ/hộ, tương ứng ở các nhóm hộ khá, trung bình và nghèo. Đây là một thực tế vì hầu hết các hộ nghèo ch­a đủ ăn nên họ rất khó có thể sắm được đủ các TLSX, nhất là những TLSX đắt tiền.

Hầu hết các hộ đều thiếu vốn đầu tư­ cho sản xuất. Mặc dù có một số dự án đầu tư­ của Nhà nước và các tổ chức Quốc tế về XĐGN như­ng nhiều hộ không dám vay vốn vì vay không biết để làm gì. Do vậy, điều quan trọng là làm thế nào giúp cho người dân, nhất là các hộ nghèo sử dụng có hiệu quả vốn vay là vấn đề cần được quan tâm.

– Tình hình thu nhưp và chi tiêu của hộ được mô tả ở bảng 2:

Bảng 2: Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ

(tính bình quân/1 hộ)

Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ nghèo đói

Hộ trung bình

Hộ khá

1. Thu nhập bquân/hộ/năm

1.000đ

4.301

6.909

8.985

2. Thu nhập bquân /lđộng/năm

1.000đ

1.912

2.720

3.267

3. Thu nhập bquân/khẩu/năm

1.000đ

614

1.063

1.522

4. Cơ cấu thu nhập:

%

a. Từ trồng trọt

%

41,6

33,6

31,8

b. Từ chăn nuôi

%

7,5

8,1

9,0

c. Từ lâm nghiệp

%

25,8

20,8

15,7

d. Thu khác

%

25,1

37,5

43,5

Nguồn: Số liệu điều tra

Số liệu ở bảng 2 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về mức thu nhập giữa các nhóm hộ. Mức thu nhập bình quân là 8.985.000đ, 6.909.000đ và 4.301đ/năm/hộ, tương ứng ở các nhóm hộ khá, trung bình và nghèo. Mặc dù thu nhập bình quân/1lao động/năm, giữa nhóm hộ khá và hộ nghèo có mức chênh lệch không lớn (khoảng 1,7 lần), như­ng nếu tính bình quân thu nhập/khẩu thì có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm hộ (khoảng 2,5 lần). Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ nghèo có đông con nên số người ăn theo nhiều hơn so với nhóm hộ khá.

Số liệu ở bảng 2 cũng cho thấy nguồn thu chính của các nhóm hộ là từ trồng trọt, lâm nghiệp và thu khác, và có sự khác nhau đáng kể về cơ cấu thu nhưập giữa các nhưóm hộ. Cơ cấu thu nhập của các hộ khá và trung bình từ nguồn thu khác (43.5% và 37.5%) cao hơn nhiều so với hộ nghèo (25.1%). Ngược lại, thu nhập từ trồng trọt và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của các hộ nghèo. Thực tế cho thấy, sản xuất trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên hiệu quả thấp và rủi ro cao. Do vậy các hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.

Từ thu nhập khác nhau dẫn đến chi tiêu của các hộ cũng khác nhau (bảng 3).

Bảng 3: Tình hình và cơ cấu chi tiêu của các hộ điều tra

(Tính bình quân/1 hộ)

Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ nghèo đói

Hộ trung bình

Hộ khá

1.Thu nhập bquân/hộ/năm

1.000đ

4.301

6.909

8.985

2. Chi tiêu b quân/hộ/năm

1.000đ

4.850

5.450

6.590

3. Chi tiêu bq khẩu/năm

1.000đ

693

838

1.116

4. Tích luỹ b quân/hộ/năm

1.000đ

– 549

1.459

2.395

5. Cơ cấu chi tiêu:

%

a. Chi cho ăn uống

%

80,5

68,2

58,6

b. Chi cho sinhư hoạt

%

8,0

13,8

19,2

c. Chi cho VH-GD

%

2,5

7,5

11,2

d. Chi tiêu cho y tế

%

4,5

3,5

2,5

e. Ma chay, c­ới hỏi

%

3,0

5,8

4,5

f. Chi khác

%

1,5

1,2

4,0

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả ở bảng 3 cho thấy mức chi tiêu rất khác nhau giữa các nhóm hộ. Đặc biệt các hộ nghèo không có tích lũy (âm) hàng năm. Chi tiêu của hộ nghèo chủ yếu để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (ăn, mặc), các khoản chi cho văn hóa, giáo dục, y tế và các nhu cầu sinh hoạt khác thấp hơn nhưiều so với nhóm hộ khá và trung bình.

2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến việc áp dụng các TBKT vào sản xuất:

– Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến việc trang bị và sử dụng công cụ lao động. Tình hình trang bị các công cụ lao động của hộ được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Tình hình trang bị và sử dụng công cụ lao động ở các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo đói
Số hộ có:

– Cày

%

14,3

0

0

– Bừa

%

14,3

0

0

– Cuốc

%

42,9

22,2

15,5

– Xẻng

%

28,6

11,1

3,5

– Cào cỏ

%

100

100

94,8

– Gậy chọc lỗ trỉa hạt

%

100

100

98,3

– Liềm

%

28,6

11,1

3,5

– Dao rựa

%

100

100

100

– Gậy chọc lỗ

%

100

100

100

– Gùi vận chuyển

%

100

100

100

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số hộ có trang bị và sử dụng các công cụ lao động ở trình độ cao hoàn toàn không có, chủ yếu là các công cụ lao động thô sơ, đơn giản, rẻ tiền. Một số công cụ thông thường cho sản xuất như­ cày, bừa, cũng chỉ có 14,3% số hộ khá được trang bị, các hộ nghèo và trung bình không có loại công cụ này. Với các t­ liệu và trình độ sản xuất thấp như­ vậy sẽ rất khó khăn cho việc chuyển giao các TBKT mới cho nông hộ.

– Yếu tố kinh tế hộ và những tác động đến việc chuyển giao TBKT trong việc sử dụng giống cây trồng vật nuôi: Trước những năm 90, đời sống của người Cơtu vẫn cơ bản phụ thuộc vào thiên nhiên. Hiện nay, các giống cây trồng, vật nuôi của họ đã phong phú hơn. Nhiều hộ đã biết làm lúa nước, ngô lai, ít hộ đã nuôi bò lai Sind. Tuy nhiên, các giống mới đòi hỏi trình độ canh tác và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cao như­ng rất ít hộ đáp ứng được các yêu cầu này. Do vậy năng suất rất thấp, rủi ro cao và còn rất ít người dân chấp nhận và áp dụng các kỹ thuật mới. Nói chung, sản xuất của người dân vẫn còn thô sơ và mang tính tự cấp tự túc. Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt (trỉa ngô), việc chăn nuôi còn rất hạn chế. Riêng 2 nhóm hộ trung bình và nghèo hầu như­ không có sự đầu tư­ nào vào việc chăn nuôi trâu, bò và lợn, gà.

Như­ vậy, có thể thấy rằng có những mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố kinh tế hộ với việc ứng dụng một số các TBKT trong sản xuất nông nghiệp ở các hộ điều tra, nhất là trong việc trang bị và sử dụng công cụ lao động, trong việc đầu t­ư và đ­a vào sản xuất một số giống cây trồng, vật nuôi mới.

IV. Kết luận:

– Cuộc sống của người dân ở hai xã AV­ơng và Bhalee phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Trình độ văn hóa, dân trí và các điều kiện về y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân còn thấp kém. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Đây là những khó khăn rất lớn cho việc chuyển giao các TBKT cho người dân.

– Trình độ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm lạc hậu, tập quán canh tác chính vẫn là phát đốt cốt trỉa. Sự tiếp cận của người dân với các phương thức sản xuất mới và các TBKT còn rất ít.

– Những khó khăn về điều kiện tự nhưiên, kinh tế và xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển giao các TBKT vào sản xuất. Để thực hiện tốt các chương trình chuyển giao TBKT cho người Cơtu cần phải nâng cao năng lực cho công đồng, kết hợp giữa kiến thức bản địa và kiến thức hiện đại, phải bắt đầu từ nhu cầu của người dân để xây dựng các mô hình sản xuất và sau đó tiến hành đào tạo chuyển giao trên hiện trường theo cách “cầm tay chỉ việc”.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnhư hưởng đến việc chuyển giao các TBKT, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp chuyển giao thích hợp để phát triển sản xuất và góp phần XĐGN cho đồng bào dân tộc Cơ tu tại hai xã A V­ơng, Bhalee, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy: (1) Có nhiều khó khăn trong việc chuyển giao và ứng dụng các TBKT mới tại vùng nghiên cứu. Trong đó, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí và điều kiện kinh tế kinh tế thấp kém là những cản trở lớn đến việc chuyển giao các TBKT cho đồng bào dân tộc Cơtu; (2) Nâng cao năng lực sản xuất; Lựa chọn những kỹ thuật phù hợp với chi phí đầu vào thấp, xây dựng các mô hình sản xuất và dùng mô hình để huấn luyện cho nông dân theo lối “cầm tay chỉ việc” là những giải pháp thích hợp cho việc chuyển giao các TBKT vào sản xuất trong điều kiện của hộ còn nhiều khó khăn như­ hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Chanoch Jacobsen. Nguyên lý và phương pháp khuyến nông. Hà nội: Nhà xuất bản Hà Nội, 1996.

2. Chen, M. Managing International Technology Transfer. London: International Thomson Business Press, 1996.

3. Đặng Ngọc Dinh. Tiếp cận khoa học và văn hoá trong phát triển bền vững vùng gò đồi Bắc Trung bộ. Trong “Phát triển kinhư tế-xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ – Nhưững mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ. Chủ biên: GS. Đặng Ngọc Dinh, KS. Nguyễn Văn Phú. Hà nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002.

4. Hoàng Xuân Tý. Các khái niệm và vai trò của tri thức bản địa. Trong “Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhưiên”. Hà nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1998.

5. Nancy A. Costello. Belief and Practice in Katu Agriculture. Vientiane: State Printing Enterprise, 1994.

6. Nguyễn Quang Phổ. Sự thích ứng của người Cơtu đối với khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. Kỷ yếu hội thảo “Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi khu vực miền Trung”. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường, Đại học Nông Lâm Huế. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000.

7. Nguyễn Thị Cách. Sự thích ứng của người Cơtu trong trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo nguồn l­­ương thực tại chỗ ở thời kỳ du canh du cư­­, định canh định cư­­. Kỷ yếu hội thảo”Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi khu vực miền Trung”. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường, Đại học Nông Lâm Huế. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2000.

8. Lê Anh Tuấn. Tri thức bản địa của người Tà ôi trong hoạt động sản xuất. Thông tin khoa học, Phân viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật Miền Trung, số tháng 3 năm 2002.

9. Nguyễn Khắc Thái Sơn. Một số kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở nông thôn vùng cao tỉnhư Bắc Cạn. Báo cáo tại hội thảo Mô hình phát triển bền vững vùng gò đồi bắc Trung bộ, do Viện nghiên cứu Chiến l­ược và Chính sách Khoa học và Công nghệ tổ chức, 2002.

10. Nguyễn Văn Phú. Nghiên cứu đánh giá phương thức tổ chức chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đề tài cấp bộ. Viện Nghiên cứu Chiến lư­­ợc và Chính sách KH & CN. Hà nội, 2003.

11. Nguyễn Xuân Hồng. Các phong tục tập quán, các đặc tính dân tộc của người Cơtu và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội hiện nay ở xã Th­­ượng Long, tỉnh Thừa Thiên Huế . Đại học Nông lâm Huế, 2000.

HOÀNG MẠNH QUÂN, NGUYỄN THỊ HỒNG MAI VÀ CTV

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here