Năm quốc tế về Lâm nghiệp 2011 đã được phát động

Hàng triệu người dân sống phụ thuộc vào Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo tồn và phát triển nền lâm nghiệp của thế giới một cách bền vững. Nhưng thế giới thường đánh giá thấp về quyền sử dụng của họ và lợi ích từ tài nguyên rừng, theo nguồn tin từ FAO tại Lễ khai mạc Năm quốc tế về lâm nghiệp Liên Hiệp Quốc ở New York cho hay.

Trong Năm quốc tế về Lâm nghiệp, chúng ta phải tạo sự liên kết giữa con người với lâm nghiệp. Con người sẽ có lợi nếu rừng được quản lý bền vững và đổi mới, theo Eduardo Rojas, Trợ lý Tổng Giám đốc về Lâm nghiệp của FAO nhấn mạnh.

Trước tình hình hiện nay, vấn đề về xã hội và môi trường là mối quan ngại đối với nền công lâm nghiệp. Với mục tiêu đổi mới và thay đổi sự kém nhận thức nói chung của người tiêu dùng về sản phẩm lâm nghiệp là yêu cầu của thế kỷ 21 này. Chính những con người kém nhận thức được xem như là nguồn gốc của tội ác vì hành vi chặt đốn cây.

Báo cáo FAO cho rằng, công lâm nghiệp góp phần quan trọng cho nền kinh tế xanh hơn, tuy nhiên sản phẩm lâm nghiệp đã thu hút con người nhưng lại gây tác động đến môi trường. Điển hình là Gỗ và sản phẩm gỗ như vật liệu tự nhiên được chế tạo từ tài nguyên phục hồi để lưu trữ cacbon và có khả năng cho việc tái tạo.

Nền công lâm nghiệp đang trả lời mối liên quan về xã hội và môi trường đó là cải thiện việc sử dụng tài nguyên bền vững, sử dụng nhiều vật liệu lãng phí để tạo ra sản phẩm, tăng nguồn năng lượng và giảm sự phát thải. Chẳng hạn như 37% tổng sản phẩm tạo ra từ lâm nghiệp trong năm 2010 từ tái tạo giấy, lãng phí gỗ và chất sợi, con số này có khả năng tăng 45% trong năm 2030 ước tính nhiều bằng sự gia tăng ở các nước từ Trung Quốc đến Ấn Độ.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm gỗ rắn như gỗ cưa, gỗ dán được sản xuất do ít sử dụng năng lượng hơn. Kết quả này có chứa “dấu vết cacbon” thấp do sản xuất và sử dụng nhưng lại tăng nhiều hơn do cácbon được giữ lại trong các sản phẩm được làm từ gỗ. Sản xuất giấy và bột giấy làm tăng năng lượng hơn nhưng sẽ chịu áp lực cho việc giảm cường độ về năng lượng và phát thải cácbon thông qua quá trình cải thiện công nghệ và giảm quá trình mua bán về loại hình này.

Các cấp chính phủ tin rằng công lâm nghiệp có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh hơn bao gồm việc sử dụng đa năng lượng sinh học, hoạt động xúc tiến về lâm nghiệp, sản phẩm lâm nghiệp và vật liệu sinh học mới. Nhiều nước phát triển tăng cường hỗ trợ cho phát triển công lâm nghiệp trong các năm qua.

Báo cáo FAO cũng nêu rõ hành động cấp bách hiện nay là rất cần thiết cho việc bảo vệ giá trị của tài nguyên rừng nhằm duy trì sinh kế cho người dân trước tình hình của biến đổi khí hậu.

Quyết định gần đây ở Cancun vào tháng 12 năm ngoái về REDD nên cân bằng bằng cách mở rộng cải cách quản lý về lâm nghiệp và phải có sự tham gia đồng bộ của địa phương. Tuy nhiên, quyền của họ nên được tôn trọng trong phạm vi REDD, báo cáo cho biết thêm.

Trong khi REDD và hành động giảm thiểu rừng đang thu hút nhiều chú ý, vai trò của rừng thích nghi với biến đổi khí hậu rất thiết yếu nhưng chính phủ lại đánh giá thấp về nó. Báo cáo lại nhấn mạnh tầm quan trọng của lâm nghiệp trong việc đóng góp thành tựu của chiến lược thích nghi quốc gia.

Các biện pháp về lâm nghiệp có thể giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên hệ sinh thái bị xâm phạm và thậm chí ảnh hưởng đến nhiều tổ chức của xã hội. Ví dụ như nhiều rừng ngập mặn có thể bảo vệ bờ biển từ bão và sóng thần. Trồng cây và rừng bảo vệ môi trường và các quốc gia kém phát triển có thể hạn chế khô hạn. Điển hình là biện pháp thích nghi ở các nước đang phát triển bao gồm phát triển rừng ngập mặn và bảo tồn ở Bangladesh, ngăn chặn việc đốt rừng ở Samoa và các chương trình tái trồng rừng ở Haiti.

Báo cáo chỉ ra sự kết nối gần gũi giữa rừng với nông thôn và tính bền vững của môi trường đánh dấu việc hỗ trợ tài chính bền vững về thích nghi cho nền lâm nghiệp. Bên cạnh đó, nếu không có sự chú ý đối với vấn đề tình hình quốc gia hiện nay, thì sẽ dẫn đến nguy cơ về ăn mòn truyền thống và đe dọa về đa dạng sinh học nhất cũng như tầm quan trọng của nền lâm nghiệp trên toàn cầu.