Thông báo về việc đăng ký đề xuất thực hiện dự án ươm mầm công nghệ và khởi nghiệp của sinh viên năm 2019

0
111
  1. Định hướng chung:

Dự án ươm mầm công nghệ và khởi nghiệp của sinh viên năm 2019 là loại nhiệm vụ KH&CN của sinh viên nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các nhóm sinh viên đã tham gia cuộc thi khởi nghiệp năm 2018 đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và đạt các ý tưởng tốt nhất của Khoa (TOP3, TOP5) ươm mầm, hoàn thiện công nghệ và sản phẩm thương mại.

Kinh phí và thời gian thực hiện: Dề xuất tối thiểu là 10 triệu và tối đa là 30 triệu/dự án, mức cụ thể tùy thuộc vào nguồn tài chính từng năm, nội dung nghiên cứu và sản phẩm của dự án, quyết định khi phê duyệt các nội dung kinh phí tại hội đồng xét duyệt thuyết minh dự án. Số lượng phê duyệt năm 2019: tối đa 15 dự án. Thời gian thực hiện: 12 tháng.

Tiêu chuẩn của chỉ nhiệm dự án và các thành viên, người hướng dẫn khoa học:

– Mỗi dự án do 01 sinh viên đại học chính quy làm chủ nhiệm dự án (có thể là sinh viên năm 1 đến năm cuối, nhưng chưa tốt nghiệp trước tháng 7 năm 2020), trong đó có 3 đến 5 sinh viên khác là thành viên tham gia (có thể là sinh viên ở các Khoa khác nhau). Thời gian thực hiện dự án không quá 12 tháng tính từ khi được phê duyệt.

– Người hướng dẫn khoa học: là cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Khoa mà sinh viên chủ nhiệm dự án đang học.

Yêu cầu về sản phẩm của dự án:

– Bắt buộc phải đăng ký hoàn thiện 01 sản phẩm ứng dụng, có khả năng đưa vào kinh doanh thử nghiệm để kiểm tra trên thị trường. Sản phẩm được giao nộp và trưng bày tại không gian khởi nghiệp của trường.

– Khuyến khích: viết được bài báo khoa học trên tạp chí KHCN Nông nghiệp của trường ĐHNL Huế.

– Trên nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm phải ghi rõ: Đây là sản phẩm công nghệ của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

  1. Kế hoạch thực hiện:

– Các nhóm sinh viên đã tham gia cuộc thi khởi nghiệp năm 2018 đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích, và đạt các ý tưởng tốt nhất của Khoa (TOP3, TOP5) nộp trực tiếp bản đề xuất có chữ ký và xác nhận của Khoa/đơn vị đến phòng KHCN-HTQT và gửi file điện tử qua email: lexuananh@huaf.edu.vnkhcn-htqt@huaf.edu.vn trước ngày 20/04/2019.

– Tổ chức hội đồng khoa học xét duyệt các đề xuất: trước 30/04/2019

– Viết thuyết minh dự án nộp đến Phòng KHCN-HTQT: trước 15/05/2019

– Tổ chức HỘi đồng khoa học đánh giá thuyết minh: trước 25/05/2019

– Phê duyệt thuyết minh, ký hợp đồng và thời gian triển khai dự án: từ 01/06/2019 – 01/06/2020

Tải mẫu Thuyết minh dự án ươm mầm công nghệ và khởi nghiệp tại ĐÂY

Danh sách nhóm sinh viên đủ tiêu chuẩn đăng ký dự án khởi nghiệp sinh viên 2019:

TT STT nhóm, tên ý tưởng và trưởng nhóm Xếp hạng vòng 2
1 Nguyễn Đăng Thắng: Sản xuất chế phẩm xạ khuẩn 1
2 Nguyễn Thị Minh Thư: Phát triển bình cây giống hoa chuông, hoa lan mini làm quà tặng 2
3 Phạm Lương Hoàn: Nhà thông minh ứng dụng trợ lý ảo Google Assistant 2
4 Trần Viết Tài Đức: Đa dạng hóa hóa các dòng sản phẩm Thanh Trà Huế 3
5 Hồ Phước Đại: App – Agri Tool 3
6 Lê Phước Duy Phương:Nhóm dịch vụ vận chuyển thực phẩm tươi sống tận nhà 3
7 Trần Đức Hoàng Tân: Chế phẩm sinh học tạo trầm trên cây dó bầu khuyến khích
8 Trường Việt Hương: Sản xuất chế phẩm nhộng Hermetica illucens khuyến khích
9 Huỳnh Nhật Vinh: Giàn hoa đô thị thông minh khuyến khích
10 Mai Văn Sĩ: Bút gỗ xứ Huế khuyến khích
11 Hồ Văn Trần:  Hồng ngâm A Lưới khuyến khích
12 Nguyễn Lê Tiến Anh: Mắm cà sinh viên khuyến khích
13 Đỗ Thị Ngọc Hoài: Rau mầm Hướng Dương khuyến khích
14 Lê Thị Thanh Hà: Phân vi sinh từ bã cà phê, mùn cưa phục vụ trồng rau sạch tại nhà  TOP 3,TOP5-6 của Khoa
15 Vi Thị Thu Hà: Đa dạng hóa các sản phẩm đậu nành bằng cách kết hợp với chùm ngây
16 Dương Duy Danh: Chế phẩm nano trị bệnh thú cưng
17 Phan Phước Khải: Công nghệ sản xuất mứt dứa
18 Võ Hoàng Ngọc Trâm: Sản xuất Copepods làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản
19 Hồ Quân Vương: Mô hình xử lý tối đa chất thải trong chăn nuôi
20 Nguyễn Đình Chiến: Thương mại hóa bài thuốc gia truyền điều trị sâu răng
21 Nguyễn Khắc Phục: Nuôi rắn mối tại nhà
22 Phạm Thị Phương Thảo: Sản xuất rượu và cao ô môi
23 Lê Văn Khỏe: Sản xuất tinh dầu thơm phun thơm cho thú cưng
24 Huỳnh Văn Thành: Sản xuất trà túi lọc từ nhưng loại dược liệu của người đồng bào miền núi Thừa Thiên Huế
25 Lê Đăng Lịnh: Tự trồng và chế biến khoai lang thành Khoai dẻo
26 Nguyễn Thị Hằng: Chiến binh nông sản – xây dựng mạng lưới cung ứng và bán hàng nông sản dựa vào sinh viên vùng miền
27 Phạm Văn Đạt: Thương mại hóa chả cua truyền thống

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here