Vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu

0
136

Hiện nay, ngày càng có nhiều thông tin khoa học liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu đang trở thành tâm điểm cũng như đang là thách thức lớn nhất đối với môi trường trong thế kỉ XXI.

Source: Internet

Trong thần thoại Hi Lạp cũng như theo diễn biến tình hình hiện nay cho rằng, mối đe dọa lớn đối với toàn cầu như đói nghèo, gia tăng dân số, xung đột vũ trang, nạn di dân, ô nhiễm không khí, suy thoái đất, sa mạc hóa và nạn phá rừng, tất cả các yếu tố này gắn kết với nhau và góp phần gây nên biến đổi khí hậu. Do đó, cần phải có cách tiếp cận toàn diện để tìm ra giải pháp. Thách thức ngày càng lớn sẽ tạo ra các mối quan hệ hợp tác mà trước đây chưa từng có giữa các quốc gia hoặc được hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức quốc tế có liên quan. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đặc biệt có ảnh hưởng sâu sắc đến các nguồn thiết yếu phát thải khí nhà kính, các nhân tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và sự giảm thiểu chính từ các nguồn chứa cacbon.

Bốn vai trò chính của rừng đối với biến đổi khi hậu gồm: thứ nhất là rừng chứa khoảng 1/6 lượng phát thải cacbon khi lượng phát thải các bon này đã được làm sạch, được sử dụng quá mức hoặc bị suy thoái; thứ hai là rừng phản ứng khá nhạy bén với biến đổi khí hậu; tiếp đó là rừng tạo ra nhiên liệu gỗ khi chúng được quản lý bền vững, đó như là một bắt đầu cho sự thay thế luân phiên nhau giữa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu gỗ; thứ tư là chúng có khả năng hấp thụ một phần mười lượng khí thải cacbon toàn cầu dự kiến trong nửa đầu của thế kỉ XXI để tạo thành sinh khối trong cây, thành đất, thành sản phẩm của cây và lưu trữ chúng theo nguyên tắc lâu dài.

Tại Kyoto, Nhật Bản vào năm 1997, cộng đồng quốc tế cam kết thực hiện biện pháp cụ thể trước tiên nhằm chống lại nóng lên toàn cầu. Các bên đồng ý giảm phát thải xuống khoảng 5.2% so với năm 1990. Bên cạnh đó đã vạch ra tiêu chí cụ thể của rừng trong việc giảm thiểu các mục đích được thỏa hiệp có tên Marrakech Accords tại COP7 năm 2001 bởi vì Hoa Kỳ quyết định không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, thay vì họ đang trông cậy vào sự tình nguyện giảm sự phát thải mạnh mẽ và mong đợi vào công nghệ tiên tiến, cam kết giảm toàn cầu theo nghị định thư là ít hơn 4% so với lượng phát thải năm 1990. Quá trình cô lập các bon thông qua rừng có thể góp phần cho các bên kí kết giảm thiểu một số vấn đề như: sử dụng một cách đầy đủ nhất, lượng phát thải của rừng sẽ thấp hơn cam kết giảm thiểu toàn cầu từ 4% đến 1% của năm 1990 trong suốt giai đoạn cam kết lần thứ nhất từ năm 2008 đến 2012.

Trong cuộc họp lần thứ 17 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP17) được tổ chức tại Durban, Nam Phi vào năm ngoái, đã thỏa thuận thiết lập cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto từ năm 2013 đến năm 2017 hoặc đến năm 2020, nhưng nó vẫn chưa được công bố chính thức.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here