Vai trò của nhóm nghiên cứu mạnh trong chiến lược phát triển Trường Đại học Nông Lâm theo định hướng nghiên cứu

0
14

Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động cốt lõi của giáo dục đại học. Chính vì vậy, việc hình thành các nhóm nghiên cứu nói chung và nhóm nghiên cứu mạnh (NCM) nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và quyết định sự thành công, vị thế của trường đại học.

Nhóm nghiên cứu mạnh là một hình thức tổ chức mở hoạt động có tính ổn định tương đối nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững của quá trình đầu tư và phát triển. Các nhóm được công nhận và thực hiện theo hợp đồng giao khoán của trường theo sản phẩm. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong Nhà trường đóng vai trò then chốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cũng chính là mục tiêu phát triển của Nhà trường và khằng định Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (ĐHNL, ĐHH) là cơ sở đào tạo, nghiên cứu có uy tín trong nước và quốc tế. Nhóm nghiên cứu mạnh là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện thành công tầm nhìn sứ mệnh của Nhà trường: “Đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là trường đại học theo định hướng nghiên cứu, là một trong những trường đại học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước”.

Từ năm 2018 đến nay, Trường ĐHNL có 9 nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Huế (trong đó có 4 nhóm đã được nghiệm thu có kết quả cao, 03 nhóm do GS.TS. Trần Đăng Hoà, PGS.TS. Trương Văn Tuyển và PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen làm trưởng nhóm đã nghiệm thu hoàn thành tốt đợt 1 và đã ký hợp đồng chu kỳ thứ 2) và 8 nhóm nghiên cứu mạnh cấp trường Đại học Nông Lâm được thành lập và đang hoạt động. Đến thời điểm tháng 3 năm 2023, các nhóm NCM cấp trường và cấp ĐHH đã xuất bản được 70 bài thuộc danh mục WoS và Scopus, 35 bài báo trong nước (thuộc danh mục của HĐ chức danh GS nhà nước), hỗ trợ 15 NCS, 6 ThS và các đề tài cấp trường. Ngoài ra, các nhóm còn đăng ký 1 giải pháp hữu ích, chuyển giao 7 hợp đồng tư vấn và 4 quy trình công nghệ (giá trị trên 200 triệu đồng/ quy trình), tổ chức hội thảo và có hợp tác với trường Đại học Sydney, Úc, Đại học Adam Harpers (Anh), Đại học UCL (Anh); Hội đồng Đậu Nành Mỹ (USSEC). Với kết quả trên đã khẳng định chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh là hướng đi đúng và hiệu quả. Đối với các nhóm NCM của trường ĐHNL đã hoạt động đồng đều trên các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sở hữu trí tuệ, đào tạo, và chuyển giao công nghệ có nguồn thu. Đây là nét nỗi bật của các nhóm NCM trường ĐHNL, ĐHH.

Tuy nhiên, các nhóm NCM vẫn còn gặp một số khó khăn và thách thức như: Tính hợp tác nghiên cứu trong nhóm còn hạn chế, còn tình trạng thành viên nghiên cứu độc lập và chỉ lấy bài báo để làm thành tích của nhóm; Kinh phí hỗ trợ chưa cao; Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đầy đủ; Chưa có mạng lưới hợp tác bền vững với các đối tác trong và ngoài nước; Chưa thực sự tập trung nghiên cứu chuyên sâu vì nhiều thành viên còn phải giảng dạy và tham gia quản lý nhiều lĩnh vực khác.

Để phát huy tốt những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, một hệ thống giải pháp cần được đưa ra và triển khai như: Ban hành những chính sách về tài chính phù hợp với đặc thù nhóm NCM; Xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho các nhóm NCM để có thể có tư cách pháp lý khi tham gia hợp tác với các đối tác bên ngoài; Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các nhóm NCM để có văn phòng và phòng thí nghiệm cho các nhóm NCM; Cần tăng cường truyền thông về năng lực nhóm NCM để kết nối với các đối tác bên ngoài; Cần hỗ trợ các nhóm kết nối với các đối tác quốc tế để tăng cường HTQT; Cần cân bằng giữa nhóm NCM nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để đảm bảo đa dạng các sản phẩm và có thể tăng nguồn thu từ NCKH.

“Hội thảo quản lý sức khỏe và giải pháp nâng cao tỷ lệ sống giống thủy sản” trong khuôn khổ thực hiện nhóm NCM của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phước kết hợp với Hội đồng Đậu Nành Mỹ (USSEC)
Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình và Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế đồng tổ chức hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong nông nghiệp tỉnh Quảng Bình” với sự tham gia của các Sở, Ban, Ngành và trên 20 nhà khoa học đến từ các đơn vị liên quan trong khuôn khổ thực hiện nhóm NCM của PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen

Danh sách các nhóm NCM cấp Đại học Huế

TT Tên nhóm nghiên cứu Trưởng nhóm Cấp phê duyệt Năm công
nhận
1 Nghiên cứu ứng dụng sản phẩm hữu cơ, sinh học sản xuất nông nghiệp an toàn trong điều kiện biến đổi khí hậu GS.TS. Trần Đăng Hòa Đại học Huế 2018
2 Môi trường và chất lượng sản phẩm chăn nuôi (tên viết tắt: APQE) GS.TS. Lê Đức Ngoan

PGS.TS. Đinh Văn Dũng

Đại học Huế 2018
3 Phát triển bền vững sinh kế nông hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập thị trường quốc tế (tên gọi tắt: SUSLIV) PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen Đại học Huế 2019
4 Bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu và lâm sản ngoài gỗ TS. Trần Minh Đức Đại học Huế 2019
5 Quản lý tổng hợp đất và dinh dưỡng cây trồng bền vững GS. TS. Hoàng Thị Thái Hòa Đại học Huế 2020
6 Nghiên cứu sử dụng nguồn protein không truyền thống làm thức ăn và xử lý chất thải chăn nuôi PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng

 

Đại học Huế 2020
7 Nghiên cứu bảo tồn và phất triển cây bản địa PGS.TS. Nguyễn Hồ Lam Đại học Huế 2021
8 Quản lý sức khỏe trong nuôi trồng thủy sản PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phước Đại học Huế 2021
9 Nghiên cứu kinh tế xã hội và sinh kế người dân trước thay đổi và bất ổn toàn cầu PGS.TS. Trương Văn Tuyển Đại học Huế 2021

Danh sách các nhóm NCM cấp Trường

STT Tên nhóm nghiên cứu Mã số Cấp phê duyệt Trưởng nhóm Thời gian hợp đồng nhiệm vụ (từ-đến)
1 Nghiên cứu giống cây trồng tại khu vực miền Trung NCM.ĐHNL.2021-01 ĐHNL PGS.TS. Phan Thị Phương Nhi 2021-2024
2 Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ứng dụng trong thực phẩm và nông nghiệp NCM.ĐHNL.2021-02 ĐHNL TS. Võ Văn Quốc Bảo 2021-2024
3 Hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám và nông nghiệp chính xác NCM.ĐHNL.2021-03 ĐHNL TS. Phạm Hữu Tỵ 2021-2024
4 Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của Streptomyces và bước đầu tạo chế phẩm sinh học có tiềm năng ứng dụng trong bảo quản trái cây NCM.ĐHNL.2021-04 ĐHNL PGS.TS. Nguyễn Hiền Trang 2021-2024
5 Nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản và quản trị tài nguyên bền vững NCM.ĐHNL.2021-05 ĐHNL TS. Hoàng Dũng Hà 2021-2024
6 Nông nghiệp và du lịch sinh thái NCM.ĐHNL.2022-01 ĐHNL PGS. TS. Nguyễn Văn Đức 2022-2025
7 An toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật NCM.ĐHNL.2022-02 ĐHNL TS. Nguyễn Văn Chào 2022-2025
8 Dinh Dưỡng thức ăn và quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản NCM.ĐHNL.2022-03 ĐHNL PGS. TS. Mạc Như Bình 2022-2025

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here