Vấn đề an ninh nguồn nước trên phạm vi toàn cầu

Theo nguồn tin từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ mới đây cho hay, vấn đề liên quan đến nguồn nước sẽ gia tăng sức ép toàn cầu trong 10 năm tới. Đó là thực trạng khan hiếm nguồn nước, chất lượng nguồn nước và lũ lụt, theo đó sẽ tăng nguy cơ bất ổn và thất bại trong việc quản lý của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc chiến nước sạch. Vấn đề cấp bách về nguồn nước hiện nay là phải đi đến thỏa thuận nhằm chia sẻ nguồn nước hơn là tạo ra các cuộc xung đột bạo lực. Trong 10 năm tới, chính phủ nhiều nước có thể sử dụng nguồn nước như một thứ vũ khí để gây sức ép cho nhiều quốc gia. Nguồn nước được xem là âm mưu khủng bố trong tương lai. Báo cáo có tên Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước trên phạm vi toàn cầu được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố vào ngày Nguồn Nước thế giới. Báo cáo do Trung tâm Tình báo trung ương đã trình báo dựa theo Cộng đồng Tình báo trung ương của Hoa Kỳ mà bà Hillary Clinton đã đề nghị cách đây 1 năm. Báo cáo này có ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của Hoa kỳ trong 30 năm tới. Báo cáo cho rằng thực trạng nguồn nước hiện nay có thể làm các quốc gia có những mối bất đồng về hợp tác với Hoa Kỳ trong việc thực hiện chính sách quan trọng. Tuy nhiên, báo cáo dự đoán cần phải tăng cường hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ và các chuyên gia để giải quyết vấn đề này. Những yêu cầu này có thể tạo ra cơ hội quản lý và ảnh hưởng hệ lụy. Nhiều quốc gia sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất về vấn đề nguồn nước là khu vực Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á.

Khan hiếm nguồn nước, chất lượng nguồn nước và lũ lụt không phải là vấn đề gây bất ổn cho các quốc gia. Nhưng chính những nguyên nhân này kết hợp nghèo đói, căng thẳng xã hội và năng lực quản lý kém sẽ tạo ra tình hình bất ổn chính trị. Dự báo đến năm 2040, vấn đề khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia là đối tác quan trọng về nền kính tế. Trong 10 năm tới, tình trạng thiếu nước ngầm cung cấp cho những khu vực canh tác nông nghiệp sẽ tạo ra nguy cơ đối với thị trường lương thực quốc gia và quốc tế. Sự thiết hụt này là kết quả của việc quản lý kém. Thêm vào đó, nông nghiệp sử dụng 70% lượng nước trên thế giới. Ngoài ra, sử dụng công nghệ là công cụ cần thiết để phát triển nông nghiệp vì nó sẽ là giải pháp hữu hiệu hạn chế nguy cơ khan hiếm nước.