Xuôi mãi các dòng sông: Những sinh vật bị đe dọa bởi đập nước

Tờ New York time hôm qua trầm trồ trong nỗi đăm chiêu “Loài cóc Kihansi spray bỗng nhiên được thấy trong vườn thú Bronx Zoo, nơi cách xa hàng ngàn dặm từ những ngọn thác hùng vĩ xứ Tanzania. Loài cóc bé nhỏ này đã không tìm thấy được sự sống hòa hợp với đập nước, nơi đã phá hủy hoàn toàn đời sống bình yên trong hoang dã của nó mặc dù nơi đó cũng vẫn là một thác nước đẹp.

Liên hiệp quốc đã công bố trong năm 2010 là năm của đa dạng sinh học như một thông điệp cảnh báo tình trạng đe dọa đến động thực vật trên hành tinh xanh. Achim Steiner, giám đốc UNEP phát biểu nhân cuối năm 2009 rằng “Theo dữ liệu cập nhật nhất từ các nhà khoa học thì sự biến mất của nhiều loài sinh vật đã xãy ra khắp mọi nơi với tỉ lệ gấp 100 đến 1000 lần so với quá khứ đã từng xảy ra”. Nguyên nhân đầu tiên gây nên sự tuyệt diệt của các loài là do sự mất đi vùng cư trú sinh học. Trong đó hầu hết các nhà khoa học cũng đã cho rằng vùng cư trú sinh học có sự suy thoái đa dạng sinh học lớn nhất là hệ sinh thái nước ngọt. Nhiều công trình xây dựng đê kè đập nước hiện nay đã bỏ qua sự kiện Năm đa dạng sinh học này. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, đập nước là một trong những nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng các loài sinh vật thủy sinh. Chúng ta còn thậm chí không biết chính xác những loài nào đã và đang bị mất đi mãi mãi. Các quy trình xây dựng đập nước không đánh giá được và cũng không được cảnh báo những rủi ro về sự mất mác đa dạng sinh học khi hoàn thành.

Trong gần 60 năm qua, chúng ta đã kè, đê, đập hầu hết các con sông chính trên thế giới, điều này đã tạo ra sự biến đổi lớn về sinh thái thủy hệ và phá vỡ các lưới thức ăn, mối quan hệ tương hỗ giữa các loài trong thủy hệ. Sự ra đi không trở lại của loài các heo nước ngọt trên sông Dương Tử có phần đóng góp lớn của Đập Tam Điệp – nhân tác quan trọng nhất gây nên tuyệt chủng loài cá heo dễ thương này. Hầu hết các loài đang đứng trước tận cùng của sự sống không nổi tiếng như cá heo Baiji nhưng cũng không hề ít quan trọng trong mối quan hệ tương hỗ của các loài trên thế giới.

Bi hài thay, nhiều chính phủ hiện nay đang xây dựng những kế hoạch vĩ đại để tái thiết các đập nước trong các điểm nóng đa dạng sinh học cần được bảo tồn. Tổng thống Brazil Lula muốn xây dựng đập nước lớn nhất các nước thế giới thứ ba trên dòng Amazon huyền thoại. Để kêu gọi sự hỗ trợ, ông ta cho rằng, đập Belo Monte sẽ không được tiến hành nếu không có 800 triệu USD trích từ quỹ di trú để bồi thường cho người bản địa tái định cư khỏi công trình đồng thời sẽ tiến hành đánh giá xong được ảnh hưởng tác động môi trường của dự án. Tuy nhiên các loài sinh vật tội nghiệp ở khu vực công trình không thể tiêu được tiền, chúng chỉ cần khu cư trú sinh học. Loài cóc Kihansi Spray có thể giải thích rõ hơn về vấn đề này, hàng triệu USD không thể mang lại thế giới thủy sinh thần kỳ do thiên nhiên ban tặng.

Sông Me kong vĩ đại cũng là địa điểm được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao đang bị đe dọa hàng ngày bởi hệ thống các đập nước mới ngăn dòng song (nhiều loài đang bị đe dọa như một loài cá heo nước ngọt khác và nhiều, rất nhiều loài cá tự nhiên khác đang hàng ngày cung cấp lượng protein lớn cho cư dân dọc bờ sông). Sinh vật đáng chú ý nhất liên quan đến nhiều đập nước đã đang và sẽ xây dựng bởi các nước Trung Quốc, Lào, Miến điện và Việt nam là loài cá trê khổng lồ Mekong. Theo các nghiên cứu gần đây, sông Mekong là quê hương của hàng ngàn loài cá và sinh vật thủy sinh, hệ thống lưu vực và thủy hệ Mekong được đánh giá là nới đứng thứ 2 của thế giới về tính đa dạng sinh học sau Amazon. Hệ thống sông này đang nuôi sống 40 triệu người và mang lại xấp xỉ 2 tỷ USD hàng năm. Chúng ta sẽ không làm gì được cho các loài đã bị diệt vong nhưng với các loài đang bị đe dọa, chúng ta, những con người yêu chuộng và tôn trọng sự sống và quyền công bằng về sinh sống của các loài sinh vật trên hành tinh có thể góp tay bảo vệ và hỗ trợ cho sự sống này. Đối với các loài thủy sinh nước ngọt, việc khơi thông dòng chảy, bảo tồn và tái phục hồi vùng ngập nước, ngăn chặn ô nhiễm dòng nước và hạn chế sự bồi tụ sa lắng gây khô cạn sông hồ.

Mọi người trên hành tinh chúng ta, nãy nói không với những dự án thiết lập đập nước mà không quan tâm tới sự sống còn của sinh vật trong tự nhiên.